Filter Từ điển y khoa

Dị ứng nấm mốc

  • Tổng quan

    Filter

    Dị ứng nấm mốc là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá khi cơ thể hít phải các bào tử nấm mốc. Bệnh lý này có thể gây ho, ngứa mắt và các triệu chứng khác khiến bạn cảm thấy khổ sở. Ở một số người, dị ứng nấm mốc có liên quan đến bệnh hen suyễn và phơi nhiễm làm hạn chế hô hấp, gây ra các triệu chứng khác.

    Nếu cơ thể bị dị ứng với nấm mốc, cách phòng ngừa tốt nhất là tránh tiếp xúc với các loại nấm mốc gây ra phản ứng dị ứng. Đồng thời, sử dụng một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát.

  • Triệu chứng

    Filter

    Dị ứng nấm mốc là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá khi cơ thể hít phải các bào tử nấm mốc.

    Nấm mốc xuất hiện ở những khu vực ẩm thấp, không được dọn dẹp vệ sinh. (Nguồn: Internet)

    Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng nấm mốc có thể bao gồm:

    • Hắt xì.
    • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
    • Ho và chảy nước mũi sau.
    • Ngứa mắt, mũi và họng
    • Chảy nước mắt.
    • Da khô, bong vảy.

    Các triệu chứng trên có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng mỗi người và đi từ nhẹ đến nặng. Hơn nữa, các triệu chứng dị ứng nấm mốc còn xuất hiện quanh năm hoặc chỉ bùng phát vào những thời điểm nhất định. Đặc biệt là khi thời tiết ẩm ướt hoặc không gian sống có nấm mốc cao.

    Dị ứng nấm mốc và hen suyễn

    Khi bị dị ứng nấm mốc, các triệu chứng hen suyễn có thể được kích hoạt do tiếp xúc với bào tử nấm mốc. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, khó thở hay thở khò khè, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Điều này có thể làm giảm các mối nguy hại và tăng khả năng phục hồi của cơ thể.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Các triệu chứng dị ứng nấm mốc thường được kích hoạt do phản ứng quá nhạy cảm của hệ miễn dịch. Khi cơ thể hít phải những bào tử nấm mốc, hệ miễn dịch sẽ phản ứng tạo ra kháng thể gây dị ứng để chống lại.

    Việc tiếp xúc với bào tử nấm mốc có thể gây ra phản ứng ngay lập tức hoặc bị trì hoãn thời gian ngắn. Một số loại nấm mốc thường gây ra dị ứng bao gồm  alternaria, aspergillus, cladosporium và penicillium.

  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố có thể gây ra dị ứng nấm mốc hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bao gồm:

    • Tiền sử gia đình: Cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình mắc dị ứng và hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ của bạn. 
    • Môi trường dễ bị mốc: Công việc có nguy cơ tiếp xúc với nấm mốc cao như trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, khai thác gỗ, làm bánh, làm đồ gỗ, làm mộc, làm việc trong nhà kính, sản xuất rượu vang và sửa chữa đồ nội thất.
    • Nhà ở có độ ẩm cao: Độ ẩm trong nhà cao hơn 50% có thể làm tăng khả năng phát triển của nấm mốc.
    • Hệ thống thông gió kém: Bịt kín cửa sổ và cửa ra vào có thể giữ độ ẩm trong nhà và ngăn cản sự thông gió, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. 

    Biến chứng

    Một số tình trạng dị ứng do nấm mốc gây ra tác hại nghiêm trọng, bao gồm:

    • Hen suyễn: Những người dị ứng với nấm mốc, khi hít phải bào tử có thể gây ra cơn hen suyễn. 
    • Viêm xoang nấm dị ứng: Đây là kết quả của phản ứng viêm với nấm trong xoang.
    • Aspergillosis phế quản phổi dị ứng.
    • Viêm phổi quá mẫn: Khi tiếp xúc với các hạt trong không khí như bào tử nấm mốc, bụi cây dị ứng gây viêm phổi. 

    Các vấn đề khác do nấm mốc gây ra

    Bên cạnh các chất gây dị ứng, nấm mốc có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe khác như nhiễm trùng da hoặc màng nhầy. Tuy nhiên, nấm mốc không gây nhiễm trùng toàn thân ngoại trừ những người có hệ miễn dịch suy yếu.

  • Phòng chống

    Filter

    Một số loại nấm mốc thường gây ra dị ứng bao gồm  alternaria, aspergillus, cladosporium và penicillium.

    Tiêu diệt nấm mốc làm giảm nguy cơ bị dị ứng. (Nguồn: Internet)

    Một số biện pháp có thể làm giảm sự phát triển của nấm mốc trong nhà, bao gồm:

      • Loại bỏ nguồn ẩm ướt trong tầng hầm: Sửa chữa đường ống hoặc nước ngầm bị rò rỉ.
      • Sử dụng máy hút ẩm: Sử dụng thiết bị để tránh ẩm ướt và mùi mốc, giữ độ ẩm dưới 50% và dọn dẹp vệ sinh tránh tồn đọng chất ẩm gây mốc. 
      • Sử dụng máy điều hòa không khí: Lắp đặt máy điều hòa có gắn bộ lọc không khí dạng hạt hiệu suất cao. 
      • Thay đổi bộ lọc trên lò sưởi: Kiểm tra các ống sưởi ấm không khí và làm sạch nếu cần thiết.
    • Thông gió cho phòng tắm và tầng hầm.
    • Vứt bỏ, tái chế các vật dụng dễ bị ẩm mốc: Để các vật dụng dễ bị ẩm mốc ở nơi ẩm ướt làm tăng nguy cơ dị ứng nấm mốc.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 30/10/2023