Tin tức y tế

Đau lưng bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa trị

15/11/2023

Bên cạnh đau lưng bên phải, đau lưng bên trái cũng là tình trạng đau nhức phổ biến mà nhiều người gặp phải chịu đựng mỗi ngày. Tình trạng này gây cảm giác đau âm ỉ, đột ngột và gây bất tiện trong các hoạt động thường ngày. Vậy đau bên trái là gì, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này và cách điều trị ra sao? Hoàn Mỹ sẽ giải đáp chi tiết cho bạn ngay trong bài viết dưới đây. 

>> Xem thêm: 

Đau lưng bên trái là gì?

Đau lưng bên trái là những cơn đau xuất hiện ở phần bên trái gần eo, dưới bả vai, dưới gần mông. Những cơn đau này có thể lan từ vùng này đến vùng khác với các trạng thái như đau nhói, đau âm ỉ, đau châm chích…  Đau thắt lưng bên trái sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau râm ran ở vùng thắt lưng.
  • Đau thắt lưng di chuyển dần xuống phần mông và chân trái.
  • Bị đau lưng kể cả khi ngồi hoặc thay đổi tư thế.
  • Người bệnh không thể ngồi lâu hoặc đi đứng lâu.

Đau lưng phía bên trái có cường độ, tần suất khác nhau tùy vào nguyên nhân và thể trạng của mỗi người. Tình trạng này báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, những người bị đau nhức lưng bên trái không nên chủ quan. 

Đau lưng bên trái là tình trạng đau nhức lưng gần eo, dưới bả vai, dưới gần mông
Đau lưng bên trái là tình trạng đau nhức lưng gần eo, dưới bả vai, dưới gần mông (Nguồn: Internet)

Bệnh lý gây ra đau lưng bên trái

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau lưng bên trái. Cụ thể như:

Đau dây thần kinh tọa 

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh kéo dài từ dưới thắt lưng đến các ngón chân. Theo đó đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh này. Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của căn bệnh này đau thắt lưng vùng dưới bên trái và kéo dài đến mông, đùi và các ngón chân một cách âm ỉ hoặc đột ngột. 

>> Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Đau lưng phía bên trái là một trong những dấu hiệu của đau dây thần kinh tọa
Đau lưng phía bên trái là một trong những dấu hiệu của đau dây thần kinh tọa (Nguồn: Internet)

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh. Hiện tượng này gây ra đau nhức, tê bì cổ, thắt lưng, vai gáy và chân tay. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội trong vài ngày hoặc vài tháng và đau hơn khi vận động.

Thoát vị đĩa đệm thường gây đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội
Thoát vị đĩa đệm thường gây đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội (Nguồn: Internet)

Viêm tụy 

Viêm tụy là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng cấp. Theo cấu trúc sinh học, tuyến tụy nằm ngang qua xương cột sống lưng. Do đó, khi tuyến tụy bị đỏ, viêm sưng thì cột sống cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những người viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính thường không tránh khỏi những cơn đau từ từ hoặc đột ngột ở vùng bụng trên, sau đó đau lan sang vùng lưng. 

Viêm tụy gây đau ở vùng bụng trên, sau đó đau lan sang vùng lưng
Viêm tụy gây đau ở vùng bụng trên, sau đó đau lan sang vùng lưng (Nguồn: Internet)

Sỏi thận

Người có sỏi với kích thước lớn thường gây ra triệu chứng đau lưng. Việc các viên sỏi lớn di chuyển bên trong thận sẽ va chạm thận, khiến thận bị tổn thương. Về trị trí, thận nằm ở vùng thắt lưng. Do đó, sỏi thận cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng phía bên trái.

>> Xem thêm:

Người có sỏi với kích thước lớn thường gây ra triệu chứng đau lưng
Người có sỏi với kích thước lớn thường gây ra triệu chứng đau lưng (Nguồn: Internet)

Gai cột sống 

Gai cột sống là tình trạng thoái hóa cột sống, gây chèn ép thần kinh khiến cột sống thường co cứng và xuất hiện những cơn đau. Đau lưng bên trái cũng là một trong những triệu chứng xuất phát từ căn bệnh này, kèm với đó tê buốt ở vùng mông, đùi và bàn chân. Đây là bệnh lý về xương khớp, do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị triệt để để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Là một trong những triệu chứng của gai cột sống
Đau lưng phía bên trái là một trong những triệu chứng của gai cột sống (Nguồn: Internet)

Thoái hóa cột sống

Trên lý thuyết, thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp của tuổi già. Tuy nhiên, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa khi cột sống, sụn khớp, xương dưới sụn, đĩa đệm dễ suy yếu và tổn thương. Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra triệu chứng cứng cột sống vào buổi sáng, kèm theo những cơn đau râm ran và có xu hướng đau nhiều khi vận động.

Đau lưng khi mang thai 

Phụ nữ mang thai thường thay đổi nội tiết tố nhiều nhất. Cùng với đó, cơ thể phụ nữ thường xuất hiện những cơn đau lưng. Tình trạng này được xem là một phần của thai kỳ. Tuy nhiên, đau lưng bên trái ở thai phụ là do căng cơ lưng, yếu cơ bụng và sự xuất hiện của hormone relaxin trong thai kỳ. Với trường hợp không phải do xương khớp, thai phụ có thể thực hiện một số phương pháp giảm đau lưng tại nhà.

Phụ nữ mang thai thường xuất hiện những cơn đau lưng
Phụ nữ mang thai thường xuất hiện những cơn đau lưng (Nguồn: Internet)

Căng cơ 

Lý do bị đau lưng phía bên trái còn có thể bắt nguồn từ tình trạng căng cơ kéo dài. Căng cơ là vấn đề phổ biến với người trẻ tuổi. Khi người bệnh liên tục vận động với cường độ cao, phần xương của vùng thắt lưng và đốt sống cùng sẽ phải chịu một áp lực lớn dẫn đến tình trạng đau phần lưng bên trái.

Đau lưng phía bên trái còn có thể bắt nguồn từ tình trạng căng cơ kéo dài
Đau lưng phía bên trái còn có thể bắt nguồn từ tình trạng căng cơ kéo dài (Nguồn: Internet)

Gãy xương 

Gãy xương do căng thẳng hay do mỏi khác với gãy xương bẩm sinh. Theo đó, gãy xương do căng thẳng là hiện tượng gãy xương không hoàn toàn và đường gãy chỉ là vết lõm ở giữa thân xương, gây hiện tượng đau nhức lưng. Bệnh lý này thường gặp ở các vận động viên khi phải thực hiện lặp đi lặp lại một động tác.

Đau lưng bên trái có biến chứng không? 

Đau lưng bên trái không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần. Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải đó là:

  • Đau lưng mạn tính.
  • Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt các cơn đau lưng mạn tính.
  • Giảm vận động do đau lưng kéo theo bệnh viêm khớp, béo phì, các bệnh về tim mạch, đái tháo đường,… 

Các cơn đau lưng bên trái có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm. Do đó, người bị đau lưng không nên chủ quan. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để nhanh chóng chấm dứt cơn đau lưng, đồng thời giảm thiểu tối đa tình trạng đau lưng bên trái bị biến chứng.

Có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm
Đau lưng bên trái có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm (Nguồn: Internet)

Một số phương pháp chẩn đoán

Trước tình trạng đau lưng ngày càng phổ biến, y học đã có những phương pháp chẩn đoán sau:

Chụp CT

Chụp CT hay chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán đau lưng bên trái bằng hình ảnh. Chụp CT sẽ sử dụng tia X, thu thập các hình ảnh cắt ngang hoặc lát cắt của cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán các trường hợp rối loạn cơ, gãy xương, nghi nhiễm trùng hoặc dùng để xác định vị trí các khối u bất thường.

X-quang

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán đau lưng phía bên trái thông dụng nhất. Sau khi chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định chụp xquang. Phương pháp này tạo ra hình ảnh rõ nét về hình dáng, cấu trúc xương, từ đó giúp bác sĩ xác định và điều trị bệnh tốt hơn.

MRI

MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến và hiện đại nhất. Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh. Hình ảnh từ MRI sắc nét, chi tiết, có độ tương phản cao và có khả năng tái tạo 3D, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý hiệu quả hơn. So với siêu âm, chụp CT hay chụp Xquang, cách chẩn đoán đau lưng bên phải bằng MRI tốt hơn rất nhiều.

MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến và hiện đại nhất
MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán phổ biến và hiện đại nhất (Nguồn: Internet)

Cách điều trị đau lưng bên trái hiệu quả

Cách điều trị đau lưng bên trái hiệu quả nhất là có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Với những trường hợp người bệnh chưa thể đi khám ngay hoặc bệnh nhẹ có thể sử dụng một số cách điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm NSAID.
  • Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh. 
  • Bổ sung chất đạm, chất xơ, canxi, magie, vitamin D,…vào thực đơn ăn uống.
  • Tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ bụng và cơ lưng. 
  • Sử dụng các liệu pháp điều trị như bấm huyệt, châm cứu, massage,… 
  • Người bệnh có thể chườm lạnh, chườm nóng nếu căng cứng cơ, sưng tấy vùng đau.
Cách điều trị hiệu quả nhất là có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ
Cách điều trị đau lưng phía bên trái hiệu quả nhất là có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Biện pháp ngăn ngừa

Tình trạng đau lưng phía bên trái hoàn toàn có thể được phòng ngừa ngay từ sớm. Dưới đây là một số gợi ý trong thói quen sinh hoạt hàng ngày giúp phòng tránh và cải thiện hiện tượng trên: 

  • Ngồi, đứng, nằm đúng tư thế.
  • Khi ngồi lâu và cần đứng dậy vận động nhẹ.
  • Hạn chế các bài tập tác động nhiều vào vùng lưng. 
  • Duy trì các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng cơ thể.
  • Hạn chế lao động quá sức, mang vác nặng.
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. hoặc có hướng điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

Trên đây, bài viết đã giải đáp đau lưng bên trái là gì, các triệu chứng cũng như biện pháp phòng ngừa tình trạng trên. Hy vọng, chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng đau lưng phía bên trái, từ đó có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.