Cây đại tướng quân còn gọi với tên khác như cây náng, cây chuối nước hay cây tỏi voi, thuộc loại cây thân thảo, được tìm thấy nhiều ở các nước như Indonesia, Ấn Độ, đảo Molluyc. Y học nghiên cứu cho thấy vai trò của cây trong điều trị các bệnh lý như đau xương khớp, viêm sưng, rối loạn tiêu hóa… Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng và các bài thuốc chữa trị qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
- Những công dụng của nhụy hoa nghệ tây mà bạn nên biết
- Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
Tổng quan về cây đại tướng quân
Cây đại tướng quân có tên khoa học là Crinum asiaticum L, họ nhà Amaryllidaceae, là loại cây thân thảo. Thân cây cao khoảng 5 – 10 cm có dạng hình cầu hoặc hình trứng thuôn; lá cây có dạng hình bản dài, mọc từ rễ và đối xứng với nhau, có thể dài gần 1 mét.
Loại cây này thường ra hoa vào hè từ tháng 6 – 8, hoa có màu trắng sữa, mùi thơm và mọc thành từng cụm nhỏ gồm 6 – 12 hoa và thậm chí nhiều hơn. Cánh hoa có dạng hình tán, kích thước khoảng bằng 1 ngón tay, xung quanh cụm hoa được bao bọc bởi lá cây. Phần quả hình tròn với đường kính khoảng 3 – 5 cm và thường chứa 1 hạt.
Ở nước ta, giống cây này thường được tìm thấy ở nơi ẩm ướt, ven các kênh rạch. Vì khi đơm hoa có màu sắc đẹp và mùi thơm dễ chịu nên cũng được đem trồng làm cảnh.
Trong cây đại tướng quân chứa các thành phần hóa học. Phần thân chứa nhiều hoạt chất lycorin, rễ chứa nhiều vitamin A, vitamin C,… hợp chất kiềm và alcaloid harcissin có mùi hôi và hạt có chứa lycorin, crinamin.
>>> Xem thêm: Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan
Cây đại tướng quân có tác dụng gì?
Với những hoạt chất và thành phần có trong dược liệu này nên cây đại tướng quân được biết đến với nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh:
Đối với y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, dược liệu này dùng để chữa trị nhiều bệnh như:
- Thân hành tươi có mùi hôi, vị đắng, tính nóng có tác dụng chữa trị long đờm, nhuận tràng, làm ra mồ hôi,…
- Phần lá hỗ trợ điều trị các bệnh về da, long đờm, giảm sưng viêm.
- Phần hạt có tác dụng trong điều kinh, lợi tiểu, thông huyết, tán ứ.
Đối với y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, cây đại tướng quân có những tác dụng sau:
- Đau răng, viêm họng.
- Mụn nhọt, viêm da, lở loét bàn tay, bàn chân.
- Trị độc rắn.
- Vấn đề về tiêu hóa: tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,…
- Trĩ ngoại.
- Ho có đờm, toát mồ hôi.
Bên cạnh đó, ở các nước như Ấn Độ, phần thân còn được dùng để chữa trị tình trạng rối loạn tiểu tiện, thiếu mật, tiểu són. Ngoài ra, có thể lấy phần lá đắp lên vùng sưng viêm và trị bệnh ngoài da rất hiệu quả.
>>> Xem thêm:
- Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
- Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang
Cách dùng và liều dùng phù hợp
Toàn bộ cây náng đều được sử dụng để điều trị bệnh lý, mỗi bộ phận trên cây sẽ có mỗi bài thuốc khác nhau tùy thuộc vào mục đích điều trị. Có thể đem đi phơi khô, sắc thuốc, bôi ngoài da hoặc nấu thành cao để dùng.
Liều lượng sử dụng mỗi ngày chỉ từ 10 – 30g
Lưu ý, với những bài thuốc chữa xương khớp, bong gân, đau lưng không được uống chỉ được dùng ngoài.
Một số bài thuốc trị bệnh bằng cây đại tướng quân
Theo y học dân gian cổ truyền, dược liệu này có tác dụng làm thuốc để chữa trị nhiều bệnh. Dưới đây là một vài bài thuốc phổ biến và hiệu quả của cây đại tướng quân.
Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, bong gân
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu: Lá dược liệu
- Cách thực hiện: Hơ nóng dược liệu, đắp lên vị trí đau nhức xương khớp, bong gân
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu: 20g lá dược liệu
- Cách thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch và để ráo nước. Cho vào cối giã nát với rượu, rồi hơ nóng.
- Cách dùng: Dùng để đắp lên chỗ đau nhức, bong gân và dùng băng gạc để cố định lại. Thực hiện liên tục trong 3 ngày.
Bài thuốc thứ ba:
- Nguyên liệu: 10g lá dược liệu, 8g bạc thua, 10g lá đơn đòn gánh
- Cách thực hiện: Rửa sạch và cho vào cối, giã nhuyễn. Đắp vào chỗ bị đau và dùng gạc sạch cố định lại.
Bài thuốc thứ tư:
- Nguyên liệu: 30g lá dược liệu, 20g dạ cầm tươi
- Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và để ráo. Cho tất cả vào cối và giã nhuyễn.
- Cách dùng: Đắp vào chỗ bị đau nhức và dùng gạc sạch băng lại.
>>> Xem thêm:
- Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết
- Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc
Bài thuốc trị tụ máu do bị ngã, va đập mạnh
Nguyên liệu: 20g lá cây náng
Cách thực hiện: Đem lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho tất cả vào cối và giã nát.
Cách dùng: Hơ nóng và đắp lên vùng bị tụ máu. Dùng gạt băng bó lại vết thương.
Bài thuốc trị phì đại tiền liệt tuyến
Nguyên liệu: 6g đại tướng quân, 10g ké đầu ngựa, 40g xạ đen
Cách thực hiện: Đun sôi 1 lít nước với toàn bộ nguyên liệu trên, uống hết trong ngày
Dùng liên tục trong 1 tháng để đạt hiệu quả tốt
Bài thuốc trị viêm họng
Nguyên liệu: 20g lá đại tướng quân
Cách thực hiện: Đem lá cây giã nát, chắc lấy nước cốt.
Cách dùng: Dùng để ngậm và nuốt, sử dụng liên tục 1 lần/ngày.
>>> Xem thêm:
- Cà gai leo và 6 công dụng đối với sức khỏe
- Dầu hoa anh thảo: Công dụng, cách dùng có thể bạn chưa biết
Bài thuốc trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt, rắn cắn
Nguyên liệu: Lá đại tướng quân
Cách thực hiện: Giã nát lá dược liệu hoặc ép lấy nước
Cách dùng: Đắp lên vết thương hoặc dùng uống trong ngày, duy trì sử dụng mỗi ngày.
Bài thuốc trị đau lưng
Nguyên liệu: 10g cây náng, 20g bồ công anh, 20g lá ngũ trảo
Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch với muối hạt. Cho vào chảo rang nóng với một ít muối hạt. Sau đó, đem nguyên liệu đã rang vào khăn bông để chườm nóng hoặc đem trộn với rượu trắng trên 40 độ rồi đắp lên vùng bị đau.
Cách dùng: Duy trì thực hiện khoảng 1 tuần để thấy kết quả
>>> Xem thêm: Đặc điểm của sâm bố chính và công dụng hữu ích bạn chưa biết
Bài thuốc trị Bệnh trĩ ngoại
Nguyên liệu: 30g lá đại tướng quân
Cách thực hiện: Đem lá đi rửa sạch, sau đó đun sôi với 1 lít nước. Để nguội và dùng để bôi vào hậu môn
Cách dùng: Duy trì sử dụng 1 lần/ngày, trong 1 tuần để điều trị bệnh trĩ.
Lưu ý: Trên đây là liều dùng mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà Bác sĩ có thể đưa ra liều dùng khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên môn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây đại tướng quân
Khi sử dụng các bộ phận của cây đại tướng quân cần nắm được một số lưu ý sau để không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Không nên ăn hoặc uống nước ép từ thân dược liệu vì có thể gặp triệu chứng thường gặp như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Có thể uống nước đường hoặc nước muối loãng pha với giấm theo tỷ lệ 2:1 để giải độc.
- Đối với những bài thuốc trị đau nhức xương khớp, bong gân, đau lưng chỉ được dùng đắp ngoài, không được dùng uống.
- Không nên lạm dụng dược liệu này bởi có thể gây ngộ độc thực phẩm.
>>> Xem thêm: Nấm lim xanh: Cách dùng, công dụng đối với sức khoẻ
Câu hỏi thường gặp
Cây đại tướng quân gồm hai loại là cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Trong đó, cây hoa trắng (cây náng hoa trắng) được sử dụng phổ biến trong làm thuốc chữa bệnh.
Hai loại cây này đều thuộc họ loa kèn đỏ nhưng thành phần hóa học và công dụng hoàn toàn khác nhau:
Lá tươi: Lá đại tướng quân to, dày và màu xanh đậm; lá trinh nữ hoàng cung mỏng, xanh nhạt.
Lá khô: Lá đại tướng quân không mùi, hơi hăng nhẹ; lá trinh nữ hoàng cung thơm mùa tinh dầu đặc trưng.
Thân cây: Thân đại tướng quân hình trứng thuôn, có màu đỏ hoặc hồng; thân trinh nữ hoàng cung hình tròn, màu trắng.
Hoa: Hoa đại tướng quân có màu đỏ và màu trắng; hoa trinh nữ hoàng cung mầu hồng nhạt.
Cây đại tướng quân là dược liệu có nhiều công dụng trong chữa trị các bệnh lý. Mỗi bài thuốc sẽ có liều dùng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Do đó để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe, truy cập vào Tin tin y tế để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nhất nào. Ngoài ra, nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám bệnh, hãy liên hệ HOTLINE hoặc TẠI ĐÂY để kết nối với Hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.