Bệnh lậu là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Căn bệnh này gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận sinh dục ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh sẽ gặp những biến chứng nghiêm trọng hơn như vô sinh, nhiễm trùng. Với bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lậu và cách để phòng ngừa, chữa trị căn bệnh này.
>>> Xem thêm:
- Bệnh giang mai: Hình ảnh, nguyên nhân, dấu hiệu
- Sùi mào gà – Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa
- Giời leo: Nguyên nhân & cách điều trị bệnh triệt để, hiệu quả
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu (Gonorrhea) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiễm vi khuẩn lậu cầu – neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này lây nhiễm thông qua màng nhầy của đường sinh sản như cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và niệu đạo. Vi khuẩn lậu cầu cũng có thể lây nhiễm qua niêm mạc miệng, cổ họng, mắt và trực tràng.
Căn bệnh này gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng ở các cơ quan, bộ phận sinh dục, trực tràng, cổ họng… Tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày càng gia tăng trên thế giới. Độ tuổi từ 15 – 24 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh đáng báo động nhất hiện nay.
Nguyên nhân bệnh lậu
Vi khuẩn lậu cầu (neisseria gonorrhoeae) là tác nhân gây ra loại bệnh này ở cả nam và nữ. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ấm, ẩm ướt. Vi khuẩn phát triển ở bất kỳ mảng nhầy nào của cơ thể, bao gồm mảng nhầy ở bộ phận sinh dục, miệng, cổ họng, mắt và trực tràng. Lây nhiễm bệnh lậu có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Quan hệ với người mắc bệnh và không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng chung đồ chơi tình dục chưa được rửa sạch hoặc không dùng bằng bao cao su mới.
Nhìn chung, nguy cơ lây nhiễm bệnh thường xuất phát từ việc vi khuẩn ở bộ phận sinh dục của người bệnh xâm nhập vào cơ thể bản thân.
Bệnh lậu lây truyền qua đường nào?
Loại bệnh này có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác thông qua con đường:
- Quan hệ tình dục là con đường lây truyền bệnh chiếm tỷ lớn nhất. Bệnh lậu lây truyền qua quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng họng khi không áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
- Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi sinh thường, gây ra lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
Vi khuẩn lậu cầu không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Do đó, bệnh lậu sẽ không lây lan khi ôm, bơi, ngồi trong nhà vệ sinh, dùng chung bồn tắm, khăn tắm, cốc, đĩa hoặc dao kéo.
>>> Xem thêm:
- Virus HPV là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
- Nhiễm ký sinh trùng – 8 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lậu thường gặp
Bệnh lậu là một căn bệnh nguy hiểm và cần phải được phát hiện kịp thời để tránh lây lan. Sau đây là các triệu chứng, dấu hiệu mắc bệnh lậu có thể nhận thấy:
Dấu hiệu, hình ảnh bệnh lậu ở nữ
Bệnh này ở phụ nữ bao gồm viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo. Triệu chứng bệnh lậu ở nữ thường không rõ ràng, thậm chí không biểu hiện triệu chứng bệnh. Điều này làm người bệnh chủ quan, nhầm lẫn bệnh lậu với nhiễm trùng bàng quang hoặc âm đạo và làm tăng nguy cơ lan truyền bệnh.
Những triệu chứng, dấu hiệu cấp tính bệnh lậu ở nữ giới bao gồm:
- Khó đi tiểu hoặc bị buốt khi đi tiểu.
- Tăng tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo giữa các kỳ.
- Mủ chảy ra nhiều từ niệu đạo và có màu vàng đặc hoặc vàng xanh với số lượng nhiều, mùi hôi.
- Đau khi quan hệ, đau bụng dưới.
Dấu hiệu, hình ảnh bệnh lậu ở nam
Triệu chứng bệnh lậu ở nam (viêm niệu đạo do lậu) có thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày và có những biểu hiện sau:
- Mủ chảy từ trong niệu đạo, có màu vàng đặc hoặc vàng xanh với số lượng nhiều.
- Buốt khi đi tiểu và có thể kèm theo chứng đái dắt.
- Trong trường hợp viêm niệu đạo toàn bộ, bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng đi tiểu khó, kèm theo đó là Sốt và mệt mỏi.
- Nhiễm trùng niệu đạo phức tạp do viêm mào tinh hoàn, nam giới mắc bệnh sẽ gặp tình trạng đau tinh hoàn hoặc bìu.
Triệu chứng chung ở mọi người
Bệnh lậu có thể xảy ra ở cả nam và nữ bao gồm nhiễm trùng trực tràng, nhiễm trùng họng, viêm họng mãn tính, viêm kết mạc.
- Nhiễm trùng trực tràng có những biểu hiện như tiết dịch, ngứa hậu môn, đau nhức, chảy máu, đau khi đại tiện. Đôi khi nhiễm trùng trực tràng không có những biểu hiện cụ thể.
- Nhiễm trùng họng thường biểu hiện đau họng. Tuy nhiên, triệu chứng đôi khi không biểu hiện rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng.
- Đây là bệnh nhiễm trùng do lậu cầu gây nên. Tinh dịch hoặc âm đạo có chứa vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào mắt có thể gây viêm kết mạc.
Biến chứng do bệnh lậu gây ra
Vô sinh
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm nhiễm lan rộng vào các cơ quan sinh dục bên trong sẽ dẫn tới nguy cơ vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.
Đối với nam giới, nếu không điều trị kịp thời, bệnh lậu sẽ tiến triển thành viêm mào tinh hoàn. Viêm mào tinh hoàn có xu hướng bị một bên với biểu hiện sưng nóng, đỏ đau và sốt. Nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh ở nam.
Đối với nữ giới, trong tình trạng viêm nặng, mủ ra nhiều làm tắc vòi trứng khiến trứng đã thụ tinh không thể đi qua được, thậm chí tinh trùng không thể bơi vào gặp trứng.
Nhiễm trùng
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể lây lan vào máu và gây nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa (DGI). Nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm khớp do lậu cầu, viêm bao gân hoặc viêm da. Những tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
Theo nghiên cứu “Sự góp phần của các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) vào việc lây nhiễm HIV” năm 1999 của Fleming D, Wasserheit J đã chỉ ra rằng cả STDs loét và không gây loét đều thúc đẩy lây truyền HIV. Do đó, bệnh lậu làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở người bệnh. HIV cũng tiến triển nhanh hơn nếu người mắc bệnh bị lây nhiễm qua đường tình dục.
>>> Xem thêm:
- Tinh trùng vón cục: Nguyên nhân & Các biện pháp điều trị
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa
Gây biến trứng ở trẻ sơ sinh
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu làm xuất hiện nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ sang con. Lậu cầu – neisseria gonorrhoeae sẽ truyền từ mẹ sang con gây ra lậu mắt ở trẻ sơ sinh. Những triệu chứng sinh ra do lậu mắt ở trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần chú ý bao gồm: mắt đỏ, sưng mí mắt, chảy nước và mủ từ mắt. Lậu mắt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm, loét giác mạc và gây mù vĩnh viễn.
Chẩn đoán bệnh lậu
Có nhiều phương án xét nghiệm khác nhau được áp dụng để chẩn đoán bệnh, bao gồm:
Xét nghiệm PCR
Phương pháp xét nghiệm PCR là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện vi khuẩn lậu cầu ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi áp dụng phương pháp PRC, ADN của vi khuẩn lậu cầu sẽ được chiết từ bệnh phẩm: dịch niệu đạo, nước tiểu (nam) và dịch âm đạo (nữ). Nguyên lý của kỹ thuật này là từ một đoạn ADN chọn lọc sẽ được nhân bản lên vô số lần. Điều đó cho phép chuyên gia phát hiện vi khuẩn lậu cầu một cách dễ dàng và độ chính xác cao hơn.
>>> Xem thêm: Khám phụ khoa là khám những gì? Có đau không? Lưu ý khi khám
Xét nghiệm gram tìm lậu cầu
Bệnh lậu có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp nhuộm gram tìm lậu cầu. Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt để nhuộm thành vi khuẩn lậu cầu. Sau khi nhuộm, vi khuẩn lậu cầu trở nên nổi bật hơn khi quan sát dưới kính hiển vi.
Phương pháp nhuộm gram có hiệu quả cao khi áp dụng ở nam giới. Mẫu phẩm được dùng là dịch niệu đạo. Đối với nữ giới, phương pháp này có hiệu quả thấp hơn do có nhiều loại vi khuẩn khác nhau được tìm thấy ở âm đạo phụ nữ.
>>> Xem thêm: Đa nang buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị
Xét nghiệm các dịch khác trên cơ thể
Loại bệnh này có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu, niệu đạo (đối với nam) hoặc nội tiết, dịch âm đạo (đối với nữ).
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Bất kỳ ai khi gặp các triệu chứng bệnh như tiết dịch, nóng rát khi đi tiểu, phát ban… nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chăm sóc sức khỏe ngay lập tức. Thăm khám sớm là sẽ ngăn cản sự ăn sâu của vi khuẩn lậu cần, giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm và tăng hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
Trong trường hợp bạn tình được chẩn đoán mắc bệnh lậu hoặc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bạn cũng nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh của bản thân. Ngoài ra, với bất kỳ ai đang trong mối quan hệ, cần thăm khám, xét nghiệm sàng lọc bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Việc khám phụ khoa thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn và người thân.
Đối với người từng mắc loại bệnh này, sau 3 tháng kết thúc điều trị bệnh, cần tái khám để xác định mức độ thành công của cuộc điều trị. Tất cả phụ nữ mang thai nên xét nghiệm trong thai kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con.
Các phương pháp chữa bệnh lậu hiệu quả
Hiện nay, CDC khuyến cáo chỉ sử dụng một liều duy nhất 500mg tiêm bắp ceftriaxone để điều trị bệnh lậu. Tại Việt Nam, phác đồ điều trị loại bệnh này quy định sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Cefixim 400 mg và uống liều duy nhất.
- Cetriaxone 250 mg và tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2 gam và tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxim 1gam và tiêm bắp liều duy nhất.
Tình trạng kháng kháng sinh ở bệnh lậu đang ngày càng phát triển. Việc điều trị thành công bệnh này trở nên khó khăn hơn. Xét nghiệm chữa bệnh và xét nghiệm theo dõi để đảm bảo nhiễm trùng đã được điều trị thành công là điều cần thiết khi điều trị bệnh. Để tránh nguy cơ tái nhiễm, người bệnh nên kiểm tra lại sau 3 tháng điều trị ban đầu.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu
Để phòng ngừa tình trạng bị lây nhiễm bệnh lậu cũng như tránh lây truyền tới người khác cần:
- Dùng bao cao su khi quan hệ để giảm nguy cơ lây truyền và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác.
- Khi đã phát hiện hoặc nghi ngờ về tình trạng bệnh, cần kiêng, ngừng quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể và bộ phận sinh dục cả trước và sau khi quan hệ.
- Quan hệ với bạn tình đã được xét nghiệm và không bị nhiễm bệnh.
- Duy trì mối quan hệ một vợ, một chồng lâu dài, chung thủy.
>>> Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết và các phương pháp điều trị bệnh lậu. Hy vọng thông tin trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn về căn bệnh tương đối phổ biến này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Ngoài ra, để có thể cập nhật thêm kiến thức về sức khỏe thường xuyên, mời bạn truy cập Tin tức y tế.
Một số câu hỏi thường gặp:
Không thể chữa khỏi bệnh chỉ bằng những biện pháp tự khắc phục tại nhà. Để điều trị dứt điểm, người bệnh nên tới các cơ sở uy tín để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Bệnh có thể được chữa khỏi dứt điểm nếu áp dụng đúng phương pháp. Tốt hơn hết, khi gặp các triệu chứng, bạn nên tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bệnh lậu có thể tái phát nếu như các bệnh nhân không kiên trì trong việc điều trị, sử dụng sai thuốc, không điều trị các biến chứng, sử dụng thuốc không đủ liều, quan hệ tình dục không an toàn, …
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.