Tin tức y tế

Bánh gạo và lợi ích sức khỏe của bánh gạo

14/11/2023

Bánh gạo là một món ăn nhẹ, không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn cung cấp một số lợi ích như hỗ trợ tiêu hóa và chứa chất chống oxy hóa. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về lợi ích sức khỏe cũng như trả lời một số câu hỏi về bánh gạo qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

  • Hoa đậu biếc là gì? Lợi ích và tác hại của loại thực vật này
  • Ăn nấm rơm có tốt không? Tác dụng của nấm rơm

Bánh gạo là gì? Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh gạo

Bánh gạo là gì?

Bánh gạo là một loại bánh phổ biến với thành phần chính là gạo. Quá trình làm bánh gạo bắt đầu từ nghiền gạo thành bột, trộn bột gạo với nước và các thành phần khác như muối, đường và dầu. Hỗn hợp này sau đó được đặt vào khuôn và nấu chín hoặc hấp để tạo thành bánh gạo.

Các loại bánh gạo chủ yếu làm từ gạo tẻ thường chứa ít calo và carbohydrate, có khả năng cung cấp năng lượng cho hoạt động thường ngày mà không gây tăng cân. Hơn nữa, gạo tẻ thường giàu chất xơ, vitamin B, khoáng chất như sắt, magiê, và kẽm.

Bánh gạo là gì? Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh gạo
Bánh gạo là gì? (Nguồn: Internet)

Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh gạo

Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong bánh gạo khá ít. Một chiếc bánh gạo cung cấp:

  • Lượng calo: 35 gam.
  • Carb: 7,3 gam.
  • Chất xơ: 0,4 gam.
  • Chất đạm: 0,7 gam.
  • Chất béo: 0,3 gam.
  • Niacin: 4% lượng tham chiếu hàng ngày (RDI).
  • Magiê: 3% RDI.
  • Phốt pho: 3% RDI.
  • Mangan: 17% RDI.

Bên cạnh đó, bánh gạo cũng cung cấp một số loại dưỡng chất khác như vitamin E, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, sắt, kali, kẽm, đồng và selen. Lượng natri trong bánh sẽ tùy thuộc vào việc có sử dụng muối hay không.

Giá trị dinh dưỡng của bánh gạo có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thương hiệu và cách chế biến của từng sản phẩm. Để biết chính xác về giá trị dinh dưỡng của một loại bánh gạo cụ thể, bạn có thể kiểm tra thông tin trên nhãn sản phẩm.

Lợi ích của bánh gạo

Chứa chất chống oxy hóa

Bánh gạo chứa một số hợp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của DNA, ngăn ngừa quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, thành phần gạo lứt trong bánh chứa nhiều hợp chất phenolic, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư và bệnh tim.

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Bánh gạo có chứa ngũ cốc nguyên hạt còn có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. 

Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt có khả năng làm giảm tốc độ hấp thụ đường huyết sau bữa ăn, giúp duy trì sự ổn định mức đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ từ các ngũ cốc nguyên hạt này còn cung cấp các lợi khuẩn có lợi trong đường ruột như Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp phòng chống bệnh béo phì, tiểu đường. 

Lợi ích của bánh gạo
Bánh gạo có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)

Quản lý cân nặng

Trong 100gr bánh gạo có chứa khoảng 386 – 746 calo, tùy vào loại bánh. Dù là thương hiệu nào thì hàm lượng calo vẫn ở mức cao. Để quản lý cân nặng, bạn phải theo dõi và kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày và đảm bảo nó phù hợp với mục tiêu cân nặng của mình. 

Ngoài ra, với những ai muốn thêm bánh gạo vào chế độ ăn uống thì có thể sử dụng bánh gạo tẻ để giúp quản lý cân nặng khi thay thế các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao và nhiều carbohydrate trong chế độ ăn uống. Bánh gạo tẻ thường có hàm lượng chất béo thấp và có thể là một lựa chọn tốt hơn cho những người muốn kiểm soát calo và chất béo trong chế độ ăn uống. Nếu thay thế các loại bánh mì hoặc bánh quy giòn bằng bánh gạo tẻ, bạn có thể giảm lượng calo cơ thể hấp thụ hàng ngày, từ đó giúp kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân.

Bánh gạo giúp quản lý cân nặng
Bánh gạo giúp kiểm soát cân nặng (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ tiêu hóa

Bánh gạo là thực phẩm dễ tiêu hóa vì có hàm lượng Fodmap (carbohydrate được hấp thụ kém trong quá trình tiêu hóa) thấp. Chất xơ trong bánh gạo có thể giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, trong bánh gạo không chứa gluten nên đây là một lựa chọn tốt cho những người bị bệnh celiac (bệnh do không dung nạp gluten) và những người có tình trạng nhạy cảm với gluten không phải celiac.

Bánh gạo giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bánh gạo còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Ăn nhiều bánh gạo có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Các chuyên gia khuyến nghị  rằng nên bổ sung bánh gạo vào chế độ ăn uống một cách cân đối và khoa học. Mức khuyến nghị có thể thay đổi tùy theo nhu cầu cá nhân và tình trạng sức khỏe mỗi người, nhưng thông thường:

  • Khối lượng bánh gạo tối đa mà cơ thể nên ăn trong một ngày thường nằm trong khoảng từ 30 – 40 gram, tương đương với 5 chiếc bánh.
  • Với một người trưởng thành khỏe mạnh, nên hạn chế việc ăn bánh gạo, chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần.
  • Đối với các loại bánh gạo ngọt hoặc bánh có hàm lượng đường cao, số lượng bánh nên giới hạn trong khoảng từ 1 – 2 chiếc/ngày.

Mức khuyến nghị này giúp kiểm soát lượng calo và carbohydrate từ bánh gạo, đặc biệt là nếu bạn đang cân nhắc việc kiểm soát cân nặng hoặc điều trị bệnh tiểu đường. 

Ăn bánh gạo có béo không? 

Hàm lượng calo có trong bánh gạo sẽ đánh giá liệu bánh gạo có béo không. Các loại bánh gạo khác nhau sẽ có hàm lượng calo khác nhau. Điều quan trọng là kiểm tra và cân nhắc lượng calo mà bạn ăn từ bánh gạo và kết hợp với chế độ ăn uống tổng thể của bạn. Nếu bạn nạp quá nhiều calo so với nhu cầu cơ bản của cơ thể và không kết hợp với hoạt động thể chất thì có thể dẫn đến tăng cân.

>>> Xem thêm:

  • Lợi ích cho sức khỏe của dâu tây và lưu ý khi dùng
  • Công dụng của trái trâm đặc sản mùa hè và lưu ý khi ăn

Để tận dụng lợi ích của bánh gạo mà không gây tăng cân, bạn có thể kết hợp bánh gạo với thực phẩm có hàm lượng protein và chất xơ cao như thịt gà, hạt giống, rau cải xanh và rau ăn lá. Điều này có thể giúp kiểm soát sự tăng đường huyết và cung cấp cảm giác no lâu hơn.Trên đây là tổng hợp những thông tin về lợi ích, hàm lượng dinh dưỡng cũng như một số câu hỏi thường gặp về bánh gạo. Hy vọng, những thông tin mà Hoàn Mỹ đã cung cấp sẽ mang lại những kiến thức hữu bổ ích cho bạn. Nếu bạn muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích khác, hãy truy cập vào mục Tin tức y tế tại website. Để đặt lịch khám tại hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, vui lòng gọi đến HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.