Tin tức y tế

Răng khôn mọc lệch gây ra biến chứng gì và cách xử lý như thế nào?

21/11/2023

Tỷ lệ răng khôn mọc lệch chiếm khoảng 30-35% dân số thế giới. Bệnh gây đau đớn và nhiều biến chứng bệnh lý trong khoang miệng. Nếu không được xử lý đúng cách, tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng. Hoàn Mỹ mách bạn cách xử lý răng khôn đúng cách trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

Các kiểu răng khôn mọc lệch

Răng khôn sẽ tìm khoảng trống nhoi lênh, nếu không có đủ khoảng trống, nó sẽ tìm đủ hướng khi mọc dù là đâm thẳng hay mọc ngược. Các kiểu răng khôn mọc lệch phố biển là:

Răng khôn mọc lệch

Tình trạng lệch ở mỗi người sẽ khác nhau tùy cấu tạo hàm răng.

  • Mọc lệch hàm trên có thể nhổ được và mau chóng khỏi sau đó.
  • Mọc lệch hàm dưới khó nhổ, gây đau đớn và ảnh hưởng đến các răng lân cận. Bác sĩ thường chụp X-quang để xác định vị trí trước khi nhổ để tránh các biến chứng phát sinh.

Nếu răng khôn mọc lệch, hãy thăm khám ở nha khoa gần nhất để được tư vấn điều trị phù hợp hoặc nhổ bỏ nếu được.

Răng khôn khi mọc lệch gây đau đớn nguyên hàm
Răng khôn khi mọc lệch gây đau đớn nguyên hàm (Nguồn: Internet)

Răng khôn mọc ngầm

Răng khôn khi mọc ngầm gây đau đớn cả hàm răng và bắt buộc phải nhổ bỏ. Tình trạng này thường xảy ra với những người có cung hàm không còn chỗ trống và diện tích để răng khôn có thể mọc.

Cơn đau có thể kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt. Cần thăm khám và nhổ răng khôn sớm để tránh những biến chứng phát sinh trong khoang miệng.

>>> Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn? Những thông tin bạn cần biết khi nhổ răng khôn

Răng khôn khi mọc ngầm gây đau đớn kéo dài
Răng khôn khi mọc ngầm gây đau đớn kéo dài (Nguồn: Internet)

Biến chứng của răng khôn mọc lệch

Đi kèm cảm giác đau, khó chịu và gây mất ngủ. Răng khôn khi mọc lệch có thể gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng khác như:

Gây viêm chân răng

Răng khôn khi mọc lệch xô đẩy vào các răng xung quanh, gây viêm nướu răng. Vậy nên, khi ăn uống trong lúc mọc răng khôn, cần ăn đồ ăn dễ nhai nuốt, hạn chế nhai ở vùng có răng khôn mọc và vệ sinh đúng cách.

Viêm chân răng thường đi kèm triệu chứng sốt, cơn đau dai dẳng và cần uống thuốc giảm đau để không gây mất ngủ.

Viêm chân răng
Viêm chân răng làm đau, khó khăn trong việc ăn uống (Nguồn: Internet)

Gây xô lệch răng

Răng khôn mọc lệch không những đẩy vào răng bên cạnh mà còn ảnh hưởng nguyên hàm răng. Các răng chen chúc và ở các vị trí lệch lạc gây mất thẩm mỹ. Nên nhổ răng khôn sớm để tránh tình trạng xô lệch răng.

>>> Xem thêm: Có nên bọc răng sứ hay không? Khi nào nên bọc răng sứ

Răng chen chúc lộn
Răng chen chúc lộn xộn, mất thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Gây hôi miệng

Khi răng khôn mọc không đúng hướng sẽ gây cảm giác đau đớn, tạo cảm giác khó chịu và không thuận lợi trong việc vệ sinh răng miệng. Nhờ đó, vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và gây mùi khó chịu.

Vi khuẩn làm hôi miệng khi không được vệ sinh sạch sẽ
Vi khuẩn làm Hôi miệng khi không được vệ sinh sạch sẽ (Nguồn: Internet)

Gây sâu răng

Răng khôn mọc lệch hướng giúp vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ, phá hủy sức khỏe răng và gây sâu răng. Có thể lan rộng đến những chiếc răng cận kề. Vậy nên, hãy nhổ răng mọc lệch càng sớm càng tốt để tránh mất thẩm mỹ và biến chứng về sau.

>>> Xem thêm: Tẩy trắng răng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Răng khôn mọc không đúng hướng có thể gây sâu răng
Răng khôn mọc không đúng hướng có thể gây Sâu răng (Nguồn: Internet)

Khi nào thì nên nhổ răng khôn mọc lệch

Tùy thuộc vào tình trạng lệch của răng khôn, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chăm sóc răng phù hợp và thời điểm nhổ răng thích hợp. Ngoài ra, phương pháp nhổ cũng sẽ được cân nhắc để lấy răng khôn ra khỏi hàm, không ảnh hưởng đến cả khoang miệng.

Trường hợp mọc lệch hàm trên, răng khôn được nhổ thường bởi bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, khi mọc lệch hàm dưới, răng khôn cần được lấy ra khi thực hiện tiểu phẫu. Nếu răng khôn mọc thẳng, có thể nhổ hoặc không tùy thuộc vào biến chứng mà nó gây ra.

Quy trình nhổ răng khôn mọc lệch

Hiện nay, việc nhổ răng khôn trở nên phổ biến, an toàn và nhanh chóng. Ngay khi có răng khôn, có thể liên hệ cơ sở nha khoa để được tư vấn quy trình đúng cách.

Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng hoặc chụp X-quang nếu cần để thấy tổng thể toàn bộ hàm răng. Sau đó, kiểm tra sức khỏe vị trí chân răng và tác động của nó đối với các răng xung quanh.

Xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe

Nếu mắc các bệnh như bệnh tiểu đường, thiếu máu, tim mạch,… hãy báo bác sĩ khi thăm khám. Để đảm bảo việc nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra một số chỉ số cơ bản như: đo huyết áp, xét nghiệm máu,…

Tiến hành phẫu thuật

  • Bệnh nhân sẽ được vệ sinh kỹ và súc miệng sạch trước khi nhổ răng.
  • Gây tê và tiến hành nhổ răng.
  • Sau đó, bác sĩ xử lý vùng răng bị nhổ và cầm máu. Vậy là răng khôn đã được loại bỏ khỏi hàm răng.

Sau khi nhổ răng, vùng miệng sẽ bị sưng, đau và đôi khi chảy máu. Đây là những biểu hiện thường thấy nên bạn không cần lo lắng. Bạn chỉ cần ăn uống đầy đủ và thăm khám theo lịch bác sĩ chỉ định thì sẽ mau chóng khỏi.

Nhổ răng khôn và quay về chế độ sinh hoạt bình thường
Nhổ răng khôn và quay về chế độ sinh hoạt bình thường (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp

Răng khôn mọc lệch không nhổ có sao không?

Răng khôn mọc lệch sẽ gây khó chịu, đau, sưng tấy và có thể gây mất ngủ, làm ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe. Cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn nhổ đúng cách để loại bỏ răng khôn và quay lại chế độ sinh hoạt bình thường.

Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ không?

Mặc dù răng khôn mọc lệch không gây cảm giác đau, nhưng vẫn nên nhổ bỏ để hạn chế những biến chứng về sau. Hơn nữa, việc mọc răng khôn lệch có thể tạo ra những lỗ hổng trong hàm, nhét thức ăn dư thừa vào và gây loét nướu.

Bài viết trên nêu rõ những biến chứng do răng khôn mọc lệch gây ra. Hy vọng, bạn hiểu rõ và xây dựng cho mình một chế độ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày sau mổ bỏ răng khôn. Để đặt lịch khám với các bác sĩ thuộc hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ, truy cập TẠI ĐÂY  hoặc gọi điện qua số HOTLINE để được tư vấn nhanh nhất. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin thường thức khác về sức khỏe, bạn có thể truy cập Tin tức y tế.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.