Tin tức y tế

Ho khan là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

03/10/2023

Ho khan là tình trạng phổ biến trên lâm sàng, xuất hiện ở các lứa tuổi khác nhau. Ho khan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ Dị ứng đến nhiễm các virus gây bệnh. Qua bài viết hôm nay, Hoàn Mỹ sẽ chia sẻ thông tin về khái niệm của hiện tượng sức khỏe này cũng như nguyên nhân và các phương pháp giúp điều trị hiệu quả.

>>> Xem thêm:

Ho khan là gì? 

Theo kiến thức Sinh lý, ho là biểu hiện tự nhiên của cơ thể. Cơ chế của tình trạng này xảy ra do hệ thống đường thở bị kích thích bởi chất gây dị ứng, virus, vật cản, hóa chất,… Lúc này, hệ thần kinh trung ương sẽ phát tín hiệu gửi đến các cơn ho trong hệ thống hô hấp, gây ra sự co bóp và giãn nở của nhóm cơ này. Quá trình này tạo ra một luồng khí mạnh từ phổi qua đường thở, từ đó, giúp loại bỏ các chất cặn bã, tạp chất hoặc vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. 

Phản ứng ho được phân thành nhiều dạng khác nhau trên lâm sàng dựa vào các đặc điểm biểu hiện ở cơ thể. Trong đó, ho khan là một dạng phản ứng ho đặc biệt, không có sự tiết chất nhầy, đờm hoặc âm thanh, tiếng ồn phát ra từ đường hô hấp.

Ho khan có thể gây ra trạng thái không thoải mái ở mọi lứa tuổi và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nếu ho nghiêm trọng và xảy ra vào ban đêm có thể gây khó ngủ, khiến cơ thể người bệnh không có năng lượng, uể oải, mất tập trung. Do vậy, khi thấy hiện tượng sức khỏe này kéo dài, người bệnh nên can thiệp bằng các biện pháp Y tế đúng cách. 

>> Xem thêm: Cúm A: Triệu chứng, biểu hiện, điều trị, biến chứng và phòng ngừa

Phản ứng ho có thể là biểu hiện bình thường của cơ thể
Phản ứng ho có thể là biểu hiện bình thường của cơ thể (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến ho khan 

Cơ chế hình thành tình trạng họ khan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể:

  • Do tác nhân từ virus gây bệnh như cảm lạnh, Cảm cúm hoặc bệnh Covid-19
  • Mắc bệnh Hen suyễn
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Hút thuốc quá nhiều trong thời gian dài
  • Viêm phế quản
  • Bị ảnh hưởng bởi một số tác dụng phụ của thuốc điều trị cao huyết áp
  • Viêm phổi

>> Xem thêm: Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây ra ho khan
Viêm họng hoặc Viêm amidan có thể là nguyên nhân gây ho kéo dài (Nguồn: Internet)

Ho khan kéo dài là bệnh gì? 

Tình trạng ho kéo dài khiến khả năng giao tiếp, làm việc và học tập bị ảnh hưởng. Hơn nữa, nếu hiện tượng này không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian thì có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe có tính nghiêm trọng. 

Ho khan kéo dài vào đêm 

Ho kéo dài vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị giảm sút. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như sau:

  • Viêm xoang: Đây là tình trạng viêm khiến các vùng xoang cảnh bị tắc. Điều này có thể gây ra hiện tượng ho khan, đặc biệt là vào ban đêm do chất dịch nhầy chảy ngược lại vào trong hầu họng.
  • Viêm phổi: Các ống dẫn khí phế quản bị viêm do virus xâm nhập dẫn đến hiện tượng ho kéo dài – biểu hiện chính của bệnh lý này. Vào ban đêm, khi những cơ bắp xung quanh phổi bị co thắt, tình trạng ho lại trở nên mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn.
  • Hen suyễn: Bệnh lý mãn tính của đường thở này khiến cơ phế quản co thắt, gây khó thở và ho. Ho kéo dài vào ban đêm có thể là một triệu chứng của hen suyễn do co thắt phế quản trong khi ngủ.

>> Xem thêm: Ung thư vòm họng – Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Ho về đêm có thể là biểu hiện của hen suyễn
Ho về đêm có thể là biểu hiện của hen suyễn (Nguồn: Internet)

Ho khan kéo dài từng cơn 

Ho kéo dài từng cơn trên lâm sàng có thể gợi ý những vấn đề về sức khỏe như sau: 

  • Viêm mũi họng cấp: Đây là tình trạng viêm nhiễm ngắn hạn trong đường mũi – họng. Hiện tượng này có thể gây ra ho kéo dài từng cơn, thường đi kèm với đau họng, khó nuốt và các triệu chứng viêm họng khác.
  • Viêm phế quản cấp: Bệnh lý này gây ra tình trạng viêm nhiễm thời gian ngắn trong ống dẫn khí phế quản. Biểu hiện bệnh rõ ràng nhất đó là ho kéo dài từng cơn, khó thở, đau ngực và mệt mỏi.
  • Ho gà: Bệnh lý truyền nhiễm qua đường hô hấp do trực khuẩn gram âm có thể gây ra ho kéo dài từng cơn. Triệu chứng kèm theo của bệnh ho gà bao gồm thở rít, chảy nước mắt.

>> Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết biểu hiện cúm A

Ho kéo dài từng cơn là triệu chứng của viêm họng cấp
Ho kéo dài từng cơn là triệu chứng của viêm họng cấp (Nguồn: Internet)

Ho khan kéo dài kèm theo máu 

Ho kéo dài kèm theo máu là một triệu chứng đáng chú ý trên lâm sàng và cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện kịp thời. Bởi tình trạng này xuất hiện có thể là nhân tố cho một số bệnh lý như: 

  • Viêm phổi: Đây có thể được xem là nguyên nhân tiềm ẩn hàng đầu khi thấy máu xuất hiện trong các cơn ho. Viêm phổi hình thành trên cơ thể do nhiều yếu tố, bao gồm nhiễm trùng, vi khuẩn, virus hoặc hóa chất.
  • Các bệnh ung thư: Một số bệnh Ung thư như ung thư phổi, ung thư họng hoặc ung thư phế quản có thể khiến ho kéo dài ra máu. Đây là các trường hợp nghiêm trọng và cần phải được xác định sớm để áp dụng những biện pháp điều trị hiệu quả.
  • Bệnh phổi cấp tính: Một số bệnh phổi cấp tính như viêm phổi cấp tính cũng làm hiện tượng ho kéo dài kèm theo máu biểu hiện rõ rệt trên cơ thể. Đối với những bệnh lý này, việc tiến hành điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

>> Xem thêm: Virus cúm B: Chúng khác với cảm lạnh thông thường như thế nào?

Ho ra máu là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng
Ho ra máu là biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng (Nguồn: Internet)

Một số biện pháp hỗ trợ trị ho khan tại nhà

Ho khan là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nếu tình trạng ho cứ kéo dài. Dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp thực hiện đơn giản tại nhà:

  • Uống nhiều nước: Dùng đủ 1-1.5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp niêm mạch bớt khô. Nhờ vậy tình trạng ho khan sẽ thuyên giảm. Hãy ưu tiên sử nước ấm để nguội để bảo vệ và giữ ấm cổ họng, tránh được các chất kích ứng.
  • Ngậm kẹo ho hoặc đau họng: Ngậm kẹo đau họng sẽ thúc đẩy sản xuất nước bọt làm giảm và dịu cổ họng. Tuy nhiên không được dùng kẹo ngậm cho trẻ dưới 4 tuổi
  • Dùng 1 thìa mật ong mỗi ngày: Mật ong có chứa chất chống oxy hóa và kháng khuẩn, do đó có tác dụng làm dịu và giảm cơn ho hiệu quả.
  • Bổ sung thêm vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
Sử dụng thuốc điều trị ho dựa trên chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc điều trị ho dựa trên chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Bị ho khan kéo dài không khỏi nên làm gì?

Trong trường hợp bị ho kéo dài không khỏi dù đã áp dụng nhiều giải pháp chữa trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa phổi. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc thăm khám lâm sàng và yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Ho kéo dài, dai dẳng có thể là tình trạng đáng chú ý của một số loại bệnh cấp tính và mãn tính nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh cần theo dõi sức khỏe liên tục khi mắc phải loại ho này để tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ các chuyên gia đúng lúc và kịp thời. 


Trên đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng ho khan và các cách điều trị ho hiệu quả.  Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe để loại bỏ hiện tượng ho kéo dài, cải thiện chất lượng cuộc sống. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.