Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai

Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

12/02/2024

Rối loạn tiền đình là tình trạng mà quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Tình trạng này gây ra cảm giác mất cân bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Những biểu hiện này thường tái diễn nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Trong bài viết này, BS.CKI. Võ Lương Vinh – Trưởng khoa Nội Nhi sẽ chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị cho rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình có điều trị được không?

Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình

Bệnh gồm 2 dạng với các biểu hiện đặc trưng khác nhau.

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Các nguyên nhân gây rối loạn ngoại biên do: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Meniere, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Hội chứng chuyển hóa bao gồm: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…            
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác,… là những nguyên nhân thường gây ra hội chứng này.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác bao gồm:

  1. Tuổi tác: Những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan.
  2. Mất máu quá nhiều: Người mất máu do chấn thương hoặc các tình trạng như thường xuyên nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh… là những đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
  3. Căng thẳng
  4. Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…

Triệu Chứng của Rối Loạn Tiền Đình

  • Chóng mặt, cảm giác quay cuồng, thị giác bị ảnh hưởng, dễ bị hoa mắt, mỏi mắt.
  • Cảm giác chao đảo, choáng váng, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế, đặc biệt là khi đứng dậy hoặc di chuyển từ tư thế nằm một cách nhanh chóng, đi không vững và dễ bị ngã.
  • Mất ngủ, ngất xỉu hay mất ý thức.
  • Thính giác bị rối loạn, đau tai, ù tai, khả năng nghe kém, nhạy cảm với âm thanh lớn.
  • Lo lắng, khó tập trung, mất ổn định trong các hoạt động hằng ngày.

Phương pháp điều Trị

Để điều trị rối loạn tiền đình, cần dựa vào nguyên nhân cụ thể và triệu chứng mà người bệnh trải qua. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc đúng và đủ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ.
  • Phục hồi chức năng: Các bài tập rèn luyện não bộ, tăng cường hoạt động vận động và sự nhạy bén của hệ thống tiền đình giúp hồi phục chức năng của cơ thể.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông máu và ổn định quá trình tuần hoàn máu đến não.
  • Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đủ các nhóm chất, ăn nhiều rau củ quả và hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh lý này mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm phục hồi chức năng của tai trong.

Rối loạn tiền đình gây ra nhiều triệu chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị cần thiết để quản lý tốt hơn về tình trạng sức khỏe. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng tương tự, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Để đặt lịch hẹn khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, điều trị quý khách có thể liên hệ hotline 02513918569 hoặc https://m.me/HoanMyITODongNai?ref=dat_lich_kham_BS