Tin tức y tế

Xử Lý Nhiễm H. pylori: Đồng Thuận Maastricht III – 2005

19/01/2009

Dựa trên những tiến bộ lâm sàng mới nhất về xử lý nhiễm H. pylori, Nhóm Nghiên Cứu Helicobacter Châu Âu (European Helicobacter Study Group=EHSG) đã tổ chức hội nghị Đồng Thuận Maastricht III (Maastricht III Consensus). Có tất cả 50 chuyên gia từ 26 nước trên thế giới tham gia báo cáo. Tóm tắt này cung cấp một số khía cạnh mới và chủ yếu, thích hợp cho thực hành lâm sàng thường quy. 

Trong ấn bản mới của Hướng Dẫn Maastricht này có ba vấn đề chính yếu được đề cập đến:

1- Chỉ Định/Chống Chỉ Định của Tiệt Trừ H. pylori, với những chú ý đặc biệt trên chứng khó tiêu (dyspepsia), các trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc Aspirin, và mối liên quan đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

2- Các phương thức chẩn đoán – Các phác đồ điều trị tiệt trừ tiêu chuẩn và cứu nguy đối với nhiễm H. pylori

3- Dự phòng Ung thư dạ dày và các biến chứng khác liên quan đến H. pylori

Các Khuyến Cáo như sau:

A- Chỉ định/chống chỉ định cho tiệt trừ H. pylori và các công bố thích hợp cho thực hành lâm sàng:

1- Khó tiêu chưa được khảo sát rõ (uninvestigated dyspepsia)

Xét nghiệm tầm soát và điều trị tiệt trừ H. pylori là chọn lựa phù hợp cho những bệnh nhân bị chứng khó tiêu chưa được khảo sát rõ (uninvestigated dyspepsia)

2- Bệnh nhân dùng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

– Ở những bệnh nhân chưa dùng NSAIDs, việc tiệt trừ H. pylori có thể phòng ngừa loét tiêu hoá và/hoặc xuất huyết tiêu hoá trên

– Ở những bệnh nhân dùng NSAIDs dài hạn và loét tiêu hoá và/hoặc xuất huyết do loét, liệu pháp điều trị duy trì bằng PPI đạt hiệu quả tốt hơn so với tiệt trừ H. pylori trong việc phòng chống loét và/hoặc xuất huyết

3- Aspirin

Bệnh nhân đang dùng aspirin dài hạn có loét tiêu hoá và xuất huyết đáng kể về lâm sàng nên được xét nghiệm H. pylori, cần điều trị nếu kết quả dương tính

4- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Tiệt trừ H. pylori không gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

5- Viêm dạ dày thể teo đét niêm mạc

Tiệt trừ H. pylori chặn đứng sự lan rộng của viêm dạ dày thể teo đét và có thể dẫn đến sự thoái triển của viêm teo dạ dày. Hiệu qủa tiệt trừ trên chuyển sản ruột (intestinal metaplasia) không rõ rệt.

6- Thiếu máu thiếu sắt

Cần tầm soát nhiễm H. pylori và điều trị tiệt trừ ở những bệnh nhân Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân

B- Chẩn Đoán Nhiễm H. pylori

– Các xét nghiệm không xâm lấn có thể dùng cho chiến lược tìm và diệt trừ H pylori là: xét nghiệm urea hơi thở (UBT) và các xét nghiệm antigen phân (stool antigen tests). Cũng có thể sử dụng một số bộ kits xét nghiệm huyết thanh có độ chính xác cao để chẩn đoán

– Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) là nguồn gốc gây ra các kết quả chẩn đoán âm tính giả ngoại trừ huyết thanh chẩn đoán, do đó cần ngưng PPI ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán H pylori

– Khuyến cáo theo dõi các bệnh nhân sau điều trị tiệt trừ  H. pylori bằng xét nghiệm urea hơi thở (UBT), nếu có sẵn. Nếu không có sẵn UBT, có thể sử dụng các xét nghiệm antigen phân, tốt nhất là dùng kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies)

C- Đề Phòng Ung thư Dạ Dày

– Tiệt trừ H. pylori sẽ đề phòng được sự phát triển các thay đổi tiền Ung thư của niêm mạc dạ dày (chuyển sản ruột,

viêm teo dạ dày)

– Tiệt trừ H. pylori có khả năng làm giảm nguy cơ Ung thư dạ dày.

Thời gian tiệt trừ H. pylori tốt nhất là giai đoạn trước khi các tổn thương tiền ung thư (viêm teo niêm mạc, chuyển sản ruột) xuất hiện

D- Chiến Lược Điều Trị

Nếu thất bại:

Biên dịch theo tài liệu: Management of H. pylori infection: Maastricht III – 2005

P. Malfertheiner, Otto-von-Guericke University, Department of Gastroenterology,

Hepatology and Infectious Diseases, Magdeburg, Germany

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.