Filter Từ điển y khoa

Nấm da chân

  • Tổng quan

    Filter

    Nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng da do nấm ở giữa các ngón chân. Đây là dạng bệnh thường xuất hiện ở những người có bàn chân hay đổ mồ hôi quá nhiều do đi giày dép quá chật.

    Các triệu chứng của bệnh nấm da chân như phát ban, ngứa, có vảy, viêm nhiễm do tiếp xúc bề mặt bẩn như sàn nhà, khăn tắm hoặc quần áo. Bệnh nấm da chân  có những điểm tương đồng với các bệnh nhiễm nấm khác như nấm ngoài da và ngứa vùng bẹn. Mặc dù bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc chống nấm nhưng tình trạng tái phát vẫn thường xảy ra.

  • Triệu chứng

    Filter

    Nấm da chân có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bàn chân với các dấu hiệu, triệu chứng điển hình bao gồm:

    • Da có vảy, bong tróc hoặc nứt da giữa các ngón chân.
    • Ngứa, đặc biệt ngứa mạnh khi cởi giày và tất.
    • Da bị viêm với các biến thể màu sắc như đỏ, tím hoặc xám, tùy thuộc vào tông màu da của từng người.
    • Nóng rát hoặc châm chích.
    • mụn nước.
    • Xuất hiện vùng da khô, có vảy ở mặt dưới bàn chân và có thể kéo dài dọc theo hai bên.

    Bệnh nấm da chân dễ tái phát và nặng hơn nếu không điều trị đúng cách.

    Nấm da chân dẫn đến bong tróc, nứt nẻ da chân. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Bạn nên gặp bác sĩ nếu như bệnh nấm da chân không được cải thiện trong 2 tuần (đã có sử dụng thuốc chống nấm không kê đơn).

    Đặc biệt, những người có bệnh lý liên quan đến tiểu đường cần đến bệnh viện ngay khi phát hiện bị nấm da chân để bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, mủ hoặc sốt.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Bệnh nấm da chân do nấm dermatophytes hình thành và phát triển. Loại nấm này gây ra các tình trạng như nấm ngoài da và ngứa ngáy cho cơ thể. Dermatophytes thuận lợi sinh sôi và phát triển do môi trường sống nóng ẩm, ví dụ như tất và giày ẩm..

    Nấm da chân dễ lây lan sang các vùng da khác và có thể lây sang người khác khi cùng tiếp xúc bề mặt ô nhiễm. Đặc biệt, nếu vùng da này bị trầy xước hoặc bị nhiễm trùng do gãi.

  • Nguy cơ

    Filter

    Bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nấm da chân cao hơn nếu:

    • Thường xuyên mang giày, tất kín và chật.
    • Chân bị đổ mồ hôi nhiều mà không kịp lau khô.
    • Dùng chung thảm, khăn trải giường, quần áo hoặc giày với người bị nhiễm nấm.
    • Đi chân trần ở những khu vực chung dễ bị nấm lây lan như phòng thay đồ, phòng tắm hơi, hồ bơi, nhà tắm chung và vòi sen.

    Người bệnh nấm da chân nên đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

    Đi chân trần làm tăng khả năng nhiễm nấm. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa nấm da chân:

    • Luôn để chân khô ráo, sạch sẽ: Hãy chọn dép thay vì giày kín để thúc đẩy quá trình lưu thông không khí tốt hơn cho đôi chân.
    • Vệ sinh chân hàng ngày: Rửa chân bằng nước xà phòng, đảm bảo rửa sạch và lau khô hoàn toàn. Chú ý vệ sinh sạch sẽ ở các khoảng trống giữa các ngón chân. Nếu bạn dễ bị nấm da chân, hãy cân nhắc sử dụng các loại bột trị nấm chân để ngăn ngừa bệnh này.
    • Thay tất thường xuyên: Thay tất ít nhất một lần mỗi ngày và thường xuyên hơn nếu chân bạn đổ mồ hôi nhiều. Mang tất có chất liệu thấm hút tốt như cotton.
    • Sử dụng linh hoạt nhiều đôi giày trong tuần nếu như thường xuyên mang chúng: Điều này giúp cho giày của bạn luôn được vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng trước khi sử dụng lại chúng.
    • Bảo vệ đôi chân của bạn ở nơi công cộng: Khi ở hồ bơi công cộng, phòng tắm hoặc phòng thay đồ, hãy chọn dép hoặc giày không thấm nước.
    • Nhận biết rủi ro lây truyền: Nếu bạn ở cùng người khác, hãy tránh dùng chung giày hoặc sử dụng khăn trải giường và khăn tắm chưa giặt để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 09/10/2023