Filter Từ điển y khoa

Hạ huyết áp thế đứng

  • Tổng quan

    Filter

    Hạ huyết áp thế đứng, hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế, là tình trạng giảm huyết áp thoáng qua và thường biểu hiện khi thay đổi từ tư thế ngồi hoặc ngả lưng sang tư thế thẳng đứng. Các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế bao gồm chóng mặt, cảm giác lâng lâng và nghiêm trọng hơn có thể khiến ngất xỉu.

    Mặc dù các tình trạng này thường lành tính và chỉ xuất hiện thoáng qua. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể xảy ra dai dẳng và cần được kiểm tra y tế ngay lập tức để ngăn chặn các mối lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe. Đối với các đợt hạ huyết áp thế đứng xuất hiện đơn lẻ có thể do mất nước hoặc thời gian nghỉ ngơi quá dài. Trong những trường hợp như vậy, việc khắc phục thường rất đơn giản. Ngược lại, các biểu hiện mãn tính mà xảy ra thường xuyên thì được xem nghiêm trọng hơn. Do đó, cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng ảnh hưởng.

    Hạ huyết áp thế đứng là tình trạng giảm huyết áp thoáng qua và thường biểu hiện khi thay đổi từ tư thế ngồi hoặc ngả lưng sang tư thế thẳng đứng.

    Hạ huyết áp thế đứng gây choáng váng khi thay đổi tư thế đột ngột. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Triệu chứng thường thấy của hạ huyết áp thế đứng là chóng mặt hoặc cảm giác lâng lâng khi đứng lên sau tư thế ngồi hoặc nằm. Các triệu chứng thường kéo dài trong vài phút hoặc ít hơn.

    • Choáng váng hoặc chóng mặt khi đứng.
    • Mờ mắt.
    • Cơ thể yếu.
    • Ngất xỉu.
    • Lú lẫn.
  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Các cơn chóng mặt hoặc choáng váng thoáng qua có thể do cơ thể bị mất nước nhẹ, lượng đường trong máu thấp. Bên cạnh đó, ngồi hoặc nằm trong một khoảng thời gian dài rồi đứng lên cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng này. Do đó, nếu các triệu chứng chỉ thỉnh thoảng xuất hiện thì có thể không có lý do gì đáng lo ngại.

    Tuy nhiên, việc được bác sĩ thăm khám là rất cần thiết nếu bạn thường xuyên gặp các triệu chứng hạ huyết áp thế đứng. Đặc biệt là trường hợp mất ý thức trong thời gian ngắn.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Khi thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng, trọng lực cơ thể sẽ kéo máu xuống dưới dẫn đến tụt huyết áp do lượng máu chảy về tim giảm. Lúc này, não sẽ phát tín hiệu ra lệnh cho tim đập nhanh hơn và bơm nhiều máu hơn để cân bằng huyết áp. 

     Một số tình trạng có thể gây hạ huyết áp thế đứng, bao gồm:

    • Mất nước: Sốt, nôn mửa, uống không đủ nước, tiêu chảy nặng và hoạt động thể chất đổ nhiều mồ hôi có thể dẫn đến mất nước. Sự mất nước làm giảm lượng máu gây ra các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.
    • Vấn đề tim mạch: Các bệnh liên quan đến tim, bao gồm nhịp tim chậm, rối loạn van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim có thể cản trở hoạt động bơm máu cho tim khi chuyển sang tư thế thẳng đứng, từ đó dẫn đến hạ huyết áp thế đứng.
    • Mất cân bằng nội tiết tố: Mất cân bằng chức năng tuyến giáp, suy tuyến thượng thận và hạ đường huyết đều là tác nhân gây hạ huyết áp thế đứng. 
    • Rối loạn hệ thần kinh: Bệnh Parkinson, teo đa hệ thống, chứng mất trí nhớ thể Lewy, suy giảm chức năng tự chủ và bệnh amyloidosis có thể cản trở khả năng điều hòa huyết áp của hệ thống thần kinh.
    • Chế độ ăn: Tình trạng giảm huyết áp sau bữa ăn phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
  • Nguy cơ

    Filter

    Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng khả năng mắc bệnh hạ huyết áp thế đứng:

    • Tuổi tác: Tỷ lệ hạ huyết áp thế đứng cao đáng kể ở những người từ 65 tuổi trở lên. Các thụ thể áp suất giúp cân bằng huyết áp có thể mất khả năng phản ứng khi tuổi càng cao. Hơn nữa, hệ thống tim mạch lão hóa làm mất đi sự linh hoạt trong việc bù đắp sụt giảm huyết áp.
    • Thuốc: Các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, chẹn alpha và beta, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển và nitrat có thể vô tình gây ra hạ huyết áp thế đứng. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc trị bệnh Parkinson, chống trầm cảm và chống loạn thần, giãn cơ, điều trị rối loạn cương dương và chất ma tuý cũng có thể làm tăng nguy cơ.
    • Tình trạng bệnh lý: Một số bệnh có khả năng gây ra hạ huyết áp thế đứng liên quan đến tim (như rối loạn van tim, nhồi máu cơ tim, suy tim), bệnh Parkinson và rối loạn bệnh lý thần kinh.
    • Tiếp xúc với nhiệt độ cao: Tiếp xúc thời gian dài với nhiệt độ cao gây đổ mồ hôi quá nhiều dẫn đến mất nước.
    • Nghỉ ngơi kéo dài: Bất động trong thời gian dài do bệnh tật hoặc chấn thương có thể dẫn đến yếu cơ gây ra hạ huyết áp thế đứng khi trở lại tư thế thẳng đứng.
    • Sử dụng rượu: Uống đồ uống có cồn có thể làm khởi phát tình trạng hạ huyết áp thế đứng.

    Triệu chứng thường thấy của hạ huyết áp thế đứng là chóng mặt hoặc cảm giác lâng lâng khi đứng lên sau tư thế ngồi hoặc nằm.

    Hạ huyết áp thế đứng trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra ngất xỉu. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Một số biện pháp phòng ngừa hạ huyết áp thế đứng bao gồm:

    • Mang tất nén (tất bó chặt) cao đến thắt lưng: Sử dụng tất nén cao đến thắt lưng vào ban ngày có thể giúp cải thiện sự hồi lưu của tĩnh mạch, do đó làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, không sử dụng chúng vào ban đêm khi đi ngủ.
    • Uống nhiều nước: Uống đủ nước là điều quan trọng trong việc ngăn ngừa các biểu hiện triệu chứng của huyết áp thấp. 
    • Tránh uống rượu: Hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn việc uống rượu có thể làm giảm các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, do rượu có tác dụng phá vỡ các cơ chế điều hòa sinh lý.
    • Tăng muối trong chế độ ăn: Việc tăng lượng muối trong chế độ ăn uống có thể làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, điều này cần thực hiện một cách thận trọng vì lượng muối quá cao có thể làm tăng huyết áp đến mức nguy hiểm.
    • Chia nhỏ khẩu phần ăn: Ăn các bữa ăn nhỏ, ít carbohydrate giúp bù đắp tình trạng hạ huyết áp sau bữa ăn, nguyên nhân khiến huyết áp giảm sau bữa ăn.
    • Tập thể dục: Tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, tránh tập thể dục vất vả trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt vì điều này có thể gây phản tác dụng.
    • Đứng dậy từ từ: Chuyển tư thế dần dần từ nằm nghiêng sang tư thế đứng có thể giảm thiểu các triệu chứng. 
    • Nâng cao đầu giường: Nâng cao đầu giường có thể chống lại lực hấp dẫn làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 24/10/2023