Xuyến chi là loại cây khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là loại cây mọc dại, thường xuất hiện ở ven đường. Tuy nhiên, loài hoa này lại có rất nhiều tác dụng với sức khỏe và làm đẹp mà rất ít ai biết. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hoa xuyến chi và những tác dụng.
Nguồn gốc, ý nghĩa của hoa xuyến chi
Xuyến chi tên khoa học là Bidens Pilosa. Ở Việt Nam, xuyến chi còn được gọi với nhiều cái tên dân dã như cúc vệ đường, hoa đường tàu,… Xuyến chi là thực vật thân thảo, có hoa và thường mọc thành từng bụi.
Năm 1753, xuyến chi được tìm thấy đầu tiên ở miền Tây châu Phi. Vốn là loại cây dễ thích nghi, dễ sống, xuyến chi nhanh chóng du nhập đến nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù là cây mọc dại nhưng xuyến chi lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt: bên nhau mãi mãi. Ý nghĩa này xuất phát từ sự tích của loài hoa này. Không chỉ vậy, xuyến chi còn thể hiện cho sự trong sáng, ngây thơ của người con gái thôn quê. Chưa dừng lại ở đó, loài hoa này còn là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, bền bỉ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đặc điểm, phân loại các loại hoa xuyến chi
Cây xuyến chi cao khoảng 1m, lá đơn, mọc đối xứng và có cuống dài. Lá chét cuống ngắn hình mác với phần đáy hơi tròn, mép lá có hình răng cưa, có thể xuất hiện lông thưa. Cành xuyên chi thường mọc theo nhóm.
Xuyến chi nở hoa quanh năm với những bông hoa màu trắng, nhuỵ vàng. Mỗi bông hoa có từ 3 – 5 cánh. Nhuỵ hoa sau một thời gian sẽ hình thành hạt có dạng quả bế, đầu hạt có gai.
Tác dụng của hoa xuyến chi đối với sức khỏe
Xuyến chi không chỉ là cây mọc dại ven đường mà còn có thể sử dụng như một loại rau, dược liệu điều trị nhiều căn bệnh. Dưới đây là một số tác dụng của xuyến chi với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
Chống bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường rất hay gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để chống lại căn bệnh này, người bệnh có thể sử dụng hoa xuyến chi hoặc các sản phẩm chiết xuất từ loại cây này. Theo nghiên cứu, dịch chiết từ cây xuyến chi có tác dụng làm tăng bài tiết insulin, hạ đường huyết, chống teo tế bào tuyến tụy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chống oxy hóa
Hoa xuyến chi có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh như bệnh tim mạch, Ung thư dạ dày, ung thư trực tràng. Nhờ khả năng chống oxy hóa, xuyến chi cũng được sử dụng để làm đẹp da, ngăn ngừa các vấn đề da liễu.
Chống viêm
Theo một số nghiên cứu, xuyến chi có chứa các flavonoid, quercetin có khả năng ngăn chặn các yếu tố gây viêm. Nhờ đó, chiết xuất từ loài cây này cũng được ứng dụng để sản xuất các loại thuốc điều trị các bệnh lý xương khớp, gout,…. Ngoài ra, các sản phẩm chứa chiết xuất xuyến chi còn có tác dụng kháng viêm, giúp vết thương nhanh lành, điều trị lở loét,…
Ngăn ngừa huyết áp cao
Huyết áp cao kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng như suy tim, suy thận, đột quỵ,… Lúc này, sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cây xuyến chi giúp điều hòa, ổn định huyết áp, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tác dụng này ở người vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.
Chữa bệnh Sốt rét
Chiết xuất rễ xuyến chi kích thích cơ thể tiết mồ hôi, đồng thời giúp giải nhiệt, hạ sốt. Vì thế, những người bị Sốt rét nhẹ đến trung bình có thể kết hợp sử dụng thuốc và sử dụng cây xuyến chi để cơ thể nhanh phục hồi.
Kháng khuẩn, chống nấm
Tinh dầu xuyến chi có tác dụng ức chế vi khuẩn nên được dùng để sát khuẩn trên bề mặt của vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tinh dầu xuyến chi còn có khả năng kháng nấm giúp vết thương nhanh lành hơn, tránh để lại sẹo.
Chữa lành vết thương
Hoa xuyến chi có khả năng thúc đẩy sự hình thành tế bào vảy, bịt kín vết thương nhanh chóng. Tại các quốc gia như Brazil, Venezuela,… xuyến chi còn được dùng nhiều trong điều trị và chữa lành vết thương. Ngoài ra, xuyến chi còn có tác dụng cầm máu cho các vết thương rất hiệu quả.
Có lợi cho tim mạch
Những người ít vận động, lớn tuổi, thừa cân, béo phì,… rất dễ mắc các bệnh lý về tim mạch. Trong khi đó, xuyến chi lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, loài hoa này còn có khả năng tăng cường, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hỗ trợ chức năng tăng tuyến tiền liệt
Ở nam giới, Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp. Để tuyến tiền liệt co lại, tăng cường hoạt động của các mô liên kết tuyến tiền liệt, khắc phục triệu chứng rối loạn tiểu tiện, giảm tiểu gấp, tiểu són,… người bệnh nên sử dụng xuyến chi thường xuyên.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Hoạt chất flavonoid, polyynes có trong xuyến chi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Bởi vậy nên loài cây này có thể sử dụng để điều trị, ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các khối u, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư. Chất xơ có trong hoa còn giúp đào thải Cholesterol ra khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa Ung thư đường tiêu hóa.
Tẩy được giun sán
Trong dân gian, xuyến chi còn được sử dụng như là một bài thuốc để điều trị chứng đầy hơi, tẩy giun sán hiệu quả. Ăn hoặc uống nước xuyến chi thường xuyên sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, chất cặn bã và ký sinh trùng ra khỏi đường ruột.
Tác dụng của xuyến chi trong lĩnh vực làm đẹp
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời với sức khỏe, hoa xuyến chi còn nguyên liệu làm đẹp da, cải thiện vóc dáng. Cụ thể:
Chăm sóc da hiệu quả
Cây xuyến chi có chứa các axit phytanic. Tương tự retinoid, axit này có tác dụng làm giảm nếp nhăn, kích thích sản sinh collagen, tái tạo mạch máu mới. Thế nên, sử dụng tinh dầu xuyến chi hoặc các sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ xuyến chi sẽ giúp nuôi dưỡng làn da căng mịn, hồng hào, đẩy lùi quá trình lão hóa da.
Giảm mỡ bụng
Với hàm lượng lớn chất xơ, ăn rau xuyến chi sẽ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường quá trình đào thải cholesterol, hạn chế tích tụ chất béo và giảm mỡ bụng hiệu quả.
Xuyến chi làm nguyên liệu món ăn, đồ uống
Rau xuyến chi mọc ở nhiều nơi, nhất là ven đường và những cánh đồng. Đây là loại cây rất dễ kiếm lại có thể ăn được nhưng không phải ai cũng biết sử dụng xuyến chi làm nguyên liệu cho các món ăn, đồ uống. Để ăn xuyến chi, bạn chỉ hái phần ngọn non. Phần ngọn này có vị bùi, giòn và có thể dùng để xào tỏi, nấu canh, luộc hoặc nhúng lẩu. Ngoài ra, xuyến chi có thể dùng để nấu nước uống hằng ngày.
Tác hại của hoa xuyến chi
Cây xuyến chi có thể sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày. Tuy nhiên, xuyến chi có tính hút độc mạnh. Vì thế, xuyến chi mọc ở xung quanh khu công nghiệp nặng, khu chế xuất hay những nơi bị ô nhiễm rất dễ bị nhiễm độc. Bởi vậy, bạn không nên hái và sử dụng xuyến chi mọc ở những nơi này để tránh đưa chất độc vào cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng xuyến chi mọc ở những vùng đất có không khí trong lành.
Cây xuyến chi có thể sẽ tương tác với một số loại thực phẩm chức năng, thuốc hoặc một số dược liệu mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng xuyến chi. Phụ nữ mang thai cũng không nên tùy tiện sử dụng xuyến chi để an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hoa xuyến chi và những tác dụng của loài cây này với sức khỏe và làm đẹp. Bạn có thể tham khảo và lưu lại những kiến thức này để áp dụng khi cần. Hãy cập nhật Tin tức y tế mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức y học thường thức hoặc liên hệ HOTLINE để được tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Để đặt lịch thăm khám tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, bạn hãy truy cập ngay TẠI ĐÂY.
Câu hỏi liên quan:
Xuyến chi còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây cúc áo, hoa đơn kim, hoa đơn buốt, song nha lông, quỷ châm thảo,…
Mật ong xuyến chi chứa đến 80% carbohydrate, 20% khoáng chất và rất nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu. Vì thế, sử dụng mật ong xuyến chi sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ trị ho, làm sạch hệ tiêu hóa, chữa bệnh đau dạ dày, cải thiện giấc ngủ và giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa,…
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.