Cơ thể chúng ta trải qua một số thay đổi khi chúng ta già đi, điều này làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thần. Làm thế nào để giữ cho người cao tuổi (NCT) khỏe mạnh và năng động là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, chế độ dinh dưỡng ở người cao tuổi là hết sức quan trọng.

Nguồn: Internet
Hạn chế thường gặp trong khẩu phần dinh dưỡng ở người cao tuổi
- Thừa năng lượng: Thường thừa cân, béo bụng (do người nhà quan tâm bồi dưỡng NCT nhưng chưa hợp lý), thiếu kiến thức về các nhóm chất dinh dưỡng, ít vận động
- Khẩu phần ăn thiếu chất đạm, canxi: ăn nước thịt, không có thói quen uống sữa, nguy cơ suy DD thiếu đạm (phù), loãng xương
- Thiếu vitamin, khoáng chất do ăn thực phẩm chưa đa dạng
- Thiếu chất xơ: ăn kém, chưa biết thực phẩm bổ sung giàu xơ…
- Nước: không có cảm giác khát nước, nguy cơ Mất nước cao
- Thói quen ăn mặn (nhiều muối) nguy cơ tăng huyết áp
- Uống nước nhiều ngay sau ăn gây loãng dịch tiêu hoá, chậm tiêu
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
1. Ăn không đủ
- Giảm nhạy cảm (vị giác kém, không thích thú ăn)
- Răng giảm, sức nhai kém
- Khối cơ giảm, viêm khớp, chóng mặt, nằm một chỗ
- Tác dụng phụ của thuốc: nôn, thay đổi khẩu vị
2. Kém tiêu hoá, hấp thu
- Giảm chức năng các cơ quan
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, chưa được tư vấn, truyền thông dinh dưỡng đầy đủ
- Ít vận động thể lực

Nguồn: Internet
Các nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng ở người lớn tuổi
- Khẩu phần ăn đủ nhu cầu, cân đối dinh dưỡng
- Chế biến thức ăn mềm, cắt nhỏ, dễ tiêu hóa, nên có món canh trong bữa ăn
- Không nên ăn quá no và không được quên bữa ăn
- Có kế hoạch thực đơn, theo dõi, đánh giá bữa ăn và tạo không khí bữa ăn vui tươi, ấm áp
Mặc khác, việc điều trị bệnh lý nền cũng như cách người lớn tuổi tiếp cận với thức ăn như thị lực, dụng cụ ăn,… cũng là cách giúp điều trị chứng khó nuốt và kích thích vị giác hơn.
Nên và không nên chọn thực phẩm nào cho người cao tuổi?
1. Những loại thực phẩm dinh dưỡng NÊN chọn
- Nên ăn kết hợp đạm động vật với đạm thực vật. Nên ăn cá ít nhất 3lần/tuần, 3 quả trứng /tuần và ăn cách ngày, uống sữa 1 – 2 ly sữa mỗi ngày
- Nên ăn các loại dầu thực vật (mè, nành, oliu…), mỡ cá (chứa nhiều omega 3)
- Nên ưu tiên chọn nhóm thực phẩm có chỉ số đường thấp như bún, bánh cuốn, gạo còn vỏ cám…
- Nên chọn loại có chỉ số đường huyết thấp: táo, dâu, chuối, cam, quít, bưởi…nên ăn đa dạng: rau, củ có màu vàng cung cấp nhiều bêta carôten (cà rốt, cà chua…) màu xanh đậm (rau ngót, giền, đay…) chứa nhiều canci.
- Nên ăn thực phẩm tươi, đặc biệt rau, trái cây và thực phẩm chế biến sẵn ít muối (< 200 mg natri hoặc <10% trị giá hằng ngày/ mỗi khẩu phần)
- Uống đủ nước 6-8 ly nước/ngày

Nguồn: Internet
2. Nhóm thực phẩm KHÔNG NÊN chọn
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều béo bảo hòa và cholesterol
- Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, khoai tây, bánh quy…
- Tương tự, hạn chế các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như dưa hấu, sa bô chê, trái cây khô…
- Không nên ăn bánh kẹo, mứt, trái cây khô, nước ngọt, sữa đặc có đường…
- Không nên ăn mặn, hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều muối: mắm, dưa chua, cá khô, trứng muối, bánh mì, mì ăn liền, khoai tây chiên… (có chứa > 400 mg natri hoặc > 20% trị giá hằng ngày mỗi khẩu phần)
Cần phát hiện nguy cơ dinh dưỡng, chỉ định hỗ trợ dinh dưỡng sớm, ưu tiên nuôi dưỡng tiêu hoá tuỳ theo tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý của người cao tuổi. Đặc biệt, cần cá nhân hoá và tối ưu hoá từ sớm các biện pháp chăm sóc và chú trọng dinh dưỡng. Phối hợp vận động thể lực, tư vấn tâm lý phù hợp, cải thiện chất lượng cuộc sống và hoà nhập cộng đồng là một trong những điều nên làm đáng lưu ý khác.