Từ những năm 1961, Viện Dược liệu Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của đảng sâm tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, cũng như tại khu vực Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai. Đây được xem là vị thuốc quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu chi tiết về “nhân sâm” này nhé
>> Xem thêm:
- Thuốc Ginkgo Biloba: Công dụng, cách dùng, liều dùng và lưu ý
- Hoa cúc: Lợi ích chữa bệnh của hoa cúc trong y học
- Những công dụng của nhụy hoa nghệ tây mà bạn nên biết
Tìm hiểu chung về đẳng sâm
Đẳng sâm còn được biết đến với tên gọi khác là Đảng sâm bắc là một loài cây sống lâu năm xuất phát từ khu vực đông bắc châu Á và bán đảo Triều Tiên. Đẳng sâm là một loại bụi rậm sống lâu năm, có thân leo bằng cách quấn quanh các cấu trúc hỗ trợ. Rễ của đảng sâm bắc có hình trụ dài, với đường kính có thể lên đến 1,5 – 2 cm, và thường xuất hiện với nhiều nhánh.
>> Xem thêm:
- Công dụng, tác dụng phụ của tinh dầu hoa anh thảo
- Hoa cứt lợn – Liều thuốc diệu kỳ cho bệnh viêm xoang
Ở Việt Nam, việc thu hoạch củ đảng sâm thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 5. Trong quá trình thu hoạch đẳng sâm, việc đào rễ yêu cầu sự cẩn trọng, cần đảm bảo đào sâu ít nhất 0,7 mét mà không gây tổn thương hoặc trầy xước rễ cây. Tiếp theo, sau khi thu hoạch, cần rửa sạch bụi bặm và ủ nước qua đêm, hoặc để cây thấy bốc hơi. Khi cây mềm, có thể bào mỏng thành lớp 1-2 lý, sau đó ngâm trong nước gừng để bớt tính hàn.
Tác dụng của đẳng sâm
Rễ củ của Đảng sâm là bộ phận chính được dùng làm dược liệu. Bột rễ Đảng sâm
có màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt nhẹ. Trong rễ của cây có chứa các thành phần hóa học như tinh dầu, triterpenoid, alkaloid, tannin, saponin và đường khử,..
Tác dụng theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, Đảng sâm chứa nhiều saponin, tương tự như nhân sâm. Nhiều bác sĩ thường sử dụng Đảng sâm như một thay thế hiệu quả cho Nhân sâm trong một số bài thuốc, bởi vì chúng có các tác dụng tương đương. Saponin là một trong những hợp chất có tác dụng chống viêm, chuyển hoá Cholesterol xấu, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường hệ miễn dịch.
Tác dụng theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, Đảng sâm có vị ngọt, tính bình, thuộc vào kinh tỳ và phế. Có công dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, thích hợp cho những trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư, huyết hư, thể trạng mệt mỏi, suy nhược, ăn kém, và đại tiện lỏng…
Đảng sâm không chỉ bổ khí mà còn có khả năng bổ huyết, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh tỳ vị. Trong các công thức thuốc truyền thống như tứ quân tử thang, Bát vị, Thập toàn đại bổ…, Đảng sâm có thể được sử dụng để thay thế hoặc kết hợp với Nhân sâm, đặc biệt là đối với những tình trạng như tỳ hư, suy nhược, mệt mỏi, và hư phế.
>> Xem thêm:
- Cỏ mần trầu: Tác dụng, các bài thuốc, lưu ý sử dụng
- Nấm linh chi: Bật mí 6 tác dụng có thể bạn chưa biết
Một số bài thuốc dân gian từ đẳng sâm
Bài thuốc từ Đảng sâm có nhiều ứng dụng trong việc cải thiện sức khỏe:
- Thận suy, đái rắt, đau lưng và mỏi gối: Đảng sâm: 20g, Tắc kè: 6g, Huyết giác: 1g, Trần bì: 1g, Tiểu hồi: 0,5g, Rượu 40 độ: 250ml, Đường: Cho tất cả các nguyên liệu và ngâm trong rượu khoảng một tháng. Dùng để bồi bổ cơ thể, giảm thận suy, đau lưng, và mỏi gối.
- Chữa suy nhược cơ thể, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe: Đảng sâm: 20g, Đương quy, bạch truật sao và ba kích mỗi loại: 20g. Sắc uống hoặc tán bột, uống mỗi ngày 12-20g. Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, và giúp cải thiện sức khỏe.
- Chữa bệnh suy yếu và ốm lâu không khỏi ở người lớn tuổi: Đảng sâm: 40g, Đương quy, ngưu tất, long nhãn, mạch môn mỗi loại: 12g. Sắc uống mỗi ngày trong 1 tháng. Trong trường hợp nặng và nguy cấp, có thể thêm từ 4-8g nhân sâm để uống kèm thêm.
- Bài thuốc hỗ trợ ổn định đường ruột và hệ tiêu hoá: Đẳng sâm: 30g, Thăng ma: 30g, Bạch truật: 30g, Sài hồ: 30g, Trần bì: 30g, Cam thảo: 30g, Hoàng kỳ: 100g, Đại táo: 12g, Gừng tươi: 12g, Đương quy: 2. Sử dụng tất cả các vị thuốc để đem đi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể tán nhỏ thành bột và hòa với nước ấm mỗi khi sử dụng. Nên sử dụng 18g mỗi ngày, chia làm hai lần sử dụng trước bữa ăn khoảng 2 giờ.
Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp nào, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
>> Xem thêm:
- Tác dụng của cây an xoa là gì? Cách sử dụng điều trị bệnh về gan
- 10 tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe, cách dùng hiệu quả
Ai không nên dùng đẳng sâm?
Đẳng sâm đã chứng minh là một loại dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, tất cả người sử dụng thuốc cần nhớ rằng không nên sử dụng bừa bãi mà cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng. Ngoài ra, những đối tượng sau đây nên tuyệt đối không sử dụng Đẳng sâm:
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Việc sử dụng Đẳng sâm trong giai đoạn mang thai hoặc khi đang cho con bú cần sự tư vấn của bác sĩ.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Trẻ em ở độ tuổi dưới 1 tuổi thường không nên sử dụng các loại thảo dược mà không có sự giám sát của bác sĩ.
- Người bị rối loạn đông máu: Nếu bạn đang trải qua rối loạn đông máu, nên tránh sử dụng Đẳng sâm. Thành phần của Đẳng sâm chứa các loại như aspirin, clopidogrel, dalteparin, heparin, warfarin, các chất này có tác động làm chậm quá trình đông máu. Việc sử dụng có thể làm máu chảy nhanh, gây ra tình trạng chảy máu nhiều và dễ tạo bầm tím trên cơ thể. Để đảm bảo an toàn, luôn tốt nhất khi tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi quyết định sử dụng Đẳng sâm.
- Người đang dùng thuốc trào ngược dạ dày: Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị dạ dày hoặc thuốc kháng acid, nên tránh sử dụng đẳng sâm. Cả hai đều có công dụng làm giảm acid dịch vị, và việc sử dụng cả hai có thể tạo ra sự mất cân bằng, gây khó khăn trong hoạt động ổn định của dạ dày. Kết hợp sử dụng có thể dẫn đến tình trạng thức ăn khó tiêu hóa và vấn đề về tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu Dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn nào, người dùng cần ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
>> Xem thêm: 10 tác dụng của hồng sâm đối với sức khỏe, cách dùng hiệu quả
Tác dụng phụ không mong muốn
Khi sử dụng không đúng cách hoặc dùng quá liều trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ phổ biến của đảng sâm thường bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn, và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng, tuy nhiên, có thể gây ra nhiều khó chịu cho người sử dụng.
Một số lưu ý khi dùng đẳng sâm
- Liều Lượng: Sử dụng từ 9 – 30 gam mỗi ngày. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thêm dược liệu khác vào nếu chưa có sự chỉ dẫn của Bác sĩ.
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
- Tránh sử dụng kèm với hải sản, trà xanh, hoặc củ cải.
- Nên kiên trì sử dụng thời gian dài để thấy được hiệu quả.
>> Xem thêm:
- Tác dụng chữa bệnh của bồ công anh khiến nhiều người kinh ngạc
- Cà gai leo và 6 công dụng đối với sức khỏe
Một số câu hỏi thường gặp
Rượu Đảng Sâm được biết đến với tác dụng bồi bổ cơ thể và khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại rượu này không phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Mặc dù đẳng sâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt, trong các trường hợp thay thế nhân sâm trong các bài thuốc bởi đẳng sâm, việc tư vấn chuyên gia y tế là cần thiết để đảm bảo rằng việc sử dụng này sẽ đáp ứng đúng nhu cầu và đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe. Đừng quên truy cập Tin tức y tế để cập nhật thông tin y tế mới nhất mỗi ngày tại nhà. Nếu có vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn thăm khám với các bác sĩ tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.