Bên cạnh trang bị kiến thức dinh dưỡng, kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ thì quá trình chuẩn bị đồ đi sinh cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu. Càng chuẩn bị đầy đủ thì ngày em bé ra đời càng suôn sẻ. Nếu bạn đang gần đến ngày dự sinh, hãy cùng ông xã hoặc người thân kiểm tra lại bạn có thiếu món đồ nào trong danh sách dưới đây của Hoàn Mỹ không nhé!
>>> Xem thêm:
- Que thử thai 2 vạch mờ có thai không? Lưu ý gì để thử thai chính xác?
- Bật mí cách sử dụng que thử thai hiệu quả và chính xác
Những giấy tờ cần thiết mẹ bầu cần chuẩn bị khi đi sinh
Dù là lần đầu tiên sinh con hay đã có kinh nghiệm từ trước, việc chuẩn bị giấy tờ đôi khi cũng làm nhiều mẹ bầu lo lắng. Khi cuối tháng thứ 8 và đầu tháng thứ 9 của thai kỳ, bạn có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, để quá trình sinh con không gặp trở ngại, bạn hãy để sẵn những loại giấy tờ dưới đây vào một túi đi sinh:
- Giấy tờ tùy thân của sản phụ: Bản gốc hoặc bản photo có công chứng căn cước công dân, chứng minh nhân dân
- Bản gốc hoặc bản photocopy có công chứng sổ hộ khẩu
- Thẻ bảo hiểm hoặc các loại bảo hiểm thai sản
- Hồ sơ quá trình khám thai, giấy siêu âm, phiếu xét nghiệm, kết quả chụp X – quang, kiểm tra điện tim (nếu có),… Những giấy tờ này giúp bác sĩ nắm rõ tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, từ đó thống nhất phương án sinh nở phù hợp nhất.
>>> Xem thêm:
- 22 Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1 tuần đầu quan hệ
- Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 24 tháng tuổi [Bảng phác đồ]
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé
“Chuẩn bị đồ đi sinh thì cần mang những gì?”. Đây là câu hỏi khiến không ít thai phụ băn khoăn và lo lắng. Tùy theo điều kiện của từng gia đình, gói sinh của bệnh viện,… mà mỗi trường hợp sẽ có sự chuẩn bị không giống nhau. Tuy nhiên, đa phần các ca mổ em bé đều cần những vật dụng dưới đây:
Đồ cho mẹ
Quần áo, trang phục: bạn nên chọn đồ mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi, dễ cởi bỏ để thuận tiện cho việc tắm rửa thời gian đầu. Quần áo không nên có nhiều chi tiết, nhiều khuy cài hay dây kéo để tránh gây vướng víu khi chăm sóc em bé.
- 1 bộ đồ mặc ngày xuất viện
- 3 – 4 bộ quần áo thường để thay trong trường hợp quần áo bệnh viện phát bị dây mẩn
- Áo ấm (nếu sinh vào mùa đông)
- 4 – 5 áo lót loại để cho con bú
- 5 đôi vớ vì mẹ bầu dễ bị lạnh khi chuyển dạ
- 5 – 6 chiếc quần lót giấy (nên chọn loại dùng một lần để không mất công giặt).
Đồ vệ sinh cá nhân: Đây là những món đồ giúp cơ thể người mẹ sạch sẽ, thơm tho, thoải mái hơn trước và sau khi sinh em bé. Hơn nữa, chúng còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín.
- Dịch dịch vệ sinh phụ nữ
- Dầu gội đầu, sữa tắm
- Sữa rửa mặt, các món đồ skincare
- Bàn chải, kem đánh răng cùng nước súc miệng
- Khăn tắm
- Miếng thấm sữa
- Lược, dây buộc tóc, đồ lấy ráy tai,…
- Băng vệ sinh, tã dán để dùng khi cơ thể còn tiết ra sản dịch
- Tã dán
- Tấm lót chống thấm.
Đồ dùng mẹ bầu yêu thích (không bắt buộc):
Để giảm căng thẳng trong ngày sinh nở, đồng thời tận hưởng những ngày chăm em bé trong bệnh viện, bạn cũng có thể tự chuẩn bị những vật dụng mình yêu thích như:
- Cuốn sách, cuốn tạp chí, cuốn truyện
- Máy quay phim, máy nghe nhạc
- Máy xông tinh dầu
- Máy massage
- Một ít bánh kẹo, trái cây.
Đồ cho bé
Nhắc đến việc chuẩn bị đồ đi sinh thì chắc chắn không thể thiếu đồ dùng cho em bé. Khi đã mua quá nhiều đồ dùng cho con, ắt hẳn bạn đang phân vân không biết nên cho món đồ gì vào giỏ đồ mang đến bệnh viện. Bạn nên chuẩn bị giỏ đồ này trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng để đảm bảo luôn sẵn sàng bất kể mẹ chuyển dạ lúc nào. Dưới đây là những vật dụng cần thiết nhất mà bạn nên cân nhắc:
- 4 – 5 bộ quần áo sơ sinh
- 2 bịch tã giấy
- Bao tay, vớ, mũ cho em bé để giữ ấm cho em
- 5 – 6 khăn sữa để lau mặt cho bé
- 3 khăn mềm lớn để quấn em bé hoặc lau người sau khi khi tắm
- Mền, gối
- Bình sữa, dụng cụ rửa bình
- Muỗng, ly,…
- Tăm bông, rơ lưỡi, bông gòn, kem chống hăm, nước muối sinh lý.
Vật dụng cho người chăm sóc
Không chỉ mẹ và em bé mà người chăm sóc đi cùng cũng cần trang bị đầy đủ đồ dùng cần thiết. Dù là mẹ ruột, mẹ chồng hay chồng của bạn, người đó cần mang theo những món đồ dưới đây:
- Một vài triệu tiền mặt để trả viện phí hoặc mua đồ dùng bên ngoài. Ngoài ra trong thẻ ngân hàng cũng cần có một khoản tiền để chi trả trong những tình huống bất ngờ.
- Một ít tiền lẻ để gửi xe hay mua đồ ăn linh tinh mà không cần máy thời gian chờ đợi thối tiền.
- Sạc dự phòng, điện thoại
- Đồ vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải và kem đánh răng, dao cạo râu,…
- 3 – 4 bộ quần áo nếu ở lại dài ngày
- Thuốc đau bụng, thuốc đau đầu
- Một đôi dép thoải mái để di chuyển trong bệnh viện
- Chăn, gối.
Một số điều mẹ bầu cần lưu ý trước khi đi sinh
Sau khi chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ, bạn đừng quên sắp xếp công việc cá nhân, tìm hiểu thêm kiến thức và lưu ý những vấn đề bên dưới, giúp em bé ra đời suôn sẻ và bình an:
- Bệnh viện khám thai và sinh con nên là một vì bác sĩ đã hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
- Trước khi làm thủ tục nhập viện, mẹ bầu cần xét nghiệm đường huyết và xét nghiệm máu.
- Người chăm sóc đi cùng cần lấy sổ khám, giấy tờ tùy thân của mẹ bầu để làm thủ tục nhập viện.
- Nếu bạn đang đi làm lại công ty tư nhân hay cơ quan nhà nước, bạn cần thông báo cho bộ phận nhân sự hành chính, người quản lý hoặc cấp trên về ngày dự sinh. Điều này giúp mọi người phân công người thay thế công việc của bạn và hỗ trợ bạn trong vấn đề nghỉ thai sản.
- Giặt giũ sạch sẽ quần áo, chăn ga gối nệm, rèm cửa, lau dọn vệ sinh nhà cửa trước khi đón em bé về nhà.
- Tìm người hỗ trợ việc nhà hoặc chăm sóc em bé sau khi sinh nếu bạn không thể tự lo toàn bộ.
- Tìm hiểu dấu hiệu của quá trình chuyển dạ để an tâm hơn.
- Học kỹ thuật thở giúp mẹ không bị mất sức khi rặn đẻ.
- Tìm hiểu về vấn đề tâm lý cho mẹ sau sinh, việc quan hệ vợ chồng để hạn chế xảy ra lục đục, hiểu lầm không đáng có.
- Trao đổi với bác sĩ để thống nhất phương án sinh thường hoặc sinh mổ.
Hy vọng rằng với danh sách trên, bạn có thể chuẩn bị đồ đi sinh thật đầy đủ, giúp quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi và an toàn. Để đặt lịch khám, lịch sinh em bé, bạn hãy liên hệ ngay với Hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc qua số HOTLINE hoặc bấm TẠI ĐÂY. Ngoài ra, bạn đừng quên cập nhật những kiến thức y học thường thức cho mẹ và bé ở chuyên mục Tin tức y tế, giúp ích cho quá trình sinh con và nuôi dạy con trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp:
Mẹ bầu có thể bắt đầu sắm sửa đồ đi sinh em bé khi bước qua tháng thứ 7. Đây là lúc bạn đã biết rõ giới tính của em, thai kỳ tương đối ổn định. Bạn không nên sắm sớm hơn vì theo quan niệm của dân gian, việc mua đồ sớm có thể làm mẹ sinh non do em bé “đòi” chui ra bụng mẹ sớm hơn dự kiến.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.