Tin tức y tế

Răng khôn là răng nào? Những trường hợp cần nhổ răng khôn

21/11/2023

Răng khôn thường gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là khi chúng mọc không đúng hướng. Nhiều người vẫn chưa biết rõ răng khôn là gì? Để biết răng khôn là răng nào và những trường hợp nào cần phải nhổ răng khôn, cũng như cách chăm sóc sức khỏe sau khi nhổ răng đúng cách, hãy cùng tham khảo bài viết sau cùng Hoàn Mỹ.

>>> Xem thêm:

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng thứ 8 hoặc răng cuối cùng trong hàm răng của con người. Răng này là răng lớn thứ 3 mọc cả hàm trên và dưới. Khi bước vào độ tuổi 17 – 25, răng khôn sẽ bắt đầu mọc, dù vậy có nhiều trường hợp sẽ mọc sớm hoặc trễ hơn, có thể thay đổi tùy từng theo cơ địa mỗi người.

Răng khôn là gì?
Răng khôn là gì? (Nguồn: Internet)

Mỗi người có bao nhiêu răng khôn?

Một người trưởng thành thông thường có 4 chiếc răng khôn, 2 răng  ở phía trên và 2 răng ở phía dưới. Răng khôn sẽ mọc sau 28 chiếc răng và ở vị trí cuối cùng trong hàm. Nếu không đủ chỗ để mọc, răng số 8 này sẽ tự tìm vị trí hoặc hướng để mọc lên. 

Nếu không mọc bình thường, răng số 8 sẽ mọc ngược hướng xương hàm, đâm thẳng vào răng hàm lớn thứ 2. Khi đã mọc lên được khỏi lợi sẽ không mọc nữa và ngừng phát triển vĩnh viễn. 

Biến chứng do răng khôn gây ra

Khi răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch đi sẽ gây ra những triệu chứng khác làm ảnh hướng đến sức khỏe và gây khó chịu, một vài những bất lợi do răng khôn gây ra bao gồm:

Sâu răng

Răng số 8 mọc ở phía trong cùng của hàm, nên khi vệ sinh răng miệng sẽ  khó làm sạch thức ăn bám trong răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, trường hợp răng khôn chỉ mọc lên một phần hoặc mọc lệch đâm vào răng kế bên, có thể gây sâu răng và nhiễm trùng, gây đau nhức và khó chịu.

Viêm lợi

Sự bất lợi về vị trí mọc của răng khôn, dẫn đến việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, vi khuẩn và thức ăn tích tụ ở răng khôn gây viêm lợi với triệu chứng như: Đau, sưng, Sốt và hôi miệng, đôi khi còn làm cứng hàm. Nếu viêm lợi tái phát nhiều lần và không được điều trị dứt điểm, tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn mỗi khi tái phát.

Ảnh hưởng đến xương và hàm răng

Răng khôn mọc lệch đâm vào răng lân cận có thể gây hủy hoại chiếc răng đó và làm lung lay tiêu xương, lúc này buộc phải nhổ răng ngay. Dấu hiệu  thường xuất hiện của triệu chứng này là đau âm ỉ kéo dài ở vị trí đó. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan đến các khu vực như tai, má, mắt, cổ… và gây nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Có nên bọc răng sứ hay không? Khi nào nên bọc răng sứ

Biến chứng của răng khôn
Biến chứng do răng khôn gây ra là gì? (Nguồn: Internet)

Có nên nhổ răng khôn không?

Quyết định liệu có nên nhổ răng khôn hay không thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí của răng khôn, không gian trong miệng, hình dạng và sức khỏe của răng, cũng như các triệu chứng và vấn đề liên quan. Dưới đây là một số trường hợp cần nhổ răng khôn:

  • Nếu răng khôn gây ra đau hoặc viêm nhiễm nặng, mọc lệch, gây u nang chân răng,…
  • Dù chưa gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng nếu có khe giữa răng số 8 và răng bên cạnh thì nên nhổ để tránh những biến chứng sau này. 
  • Dù vị trí mọc đúng nhưng có hình dạng bất thường, nhỏ,..cũng nên nhổ vì có thể gây ra tình trạng nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm, sâu răng.
  • Mọc thẳng, không gặp trở ngại từ nướu và xương, nhưng không có răng đối diện, gây áp lực khiến răng lồi xuống hàm đối diện, gây khó chịu khi ăn và gây tổn thương nướu.
  • Răng bị sâu hoặc nha chu
  • Khi cần thẩm mỹ hàm, chỉnh hình, trồng răng giả,…có thể nhổ răng số 8 này 

Có những trường hợp, không nhất thiết phải nhổ răng khôn mà vẫn có thể giữ lại

  • Răng khôn mọc thẳng và không gây biến chứng hoặc kẹt giữa các mô xương và nướu.
  • Có các bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, hoặc rối loạn đông máu.
  • Chiếc răng này liên quan đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh và xoang hàm, nhưng không thể điều trị bằng phẫu thuật chuyên biệt.

>>> Xem thêm: Tẩy trắng răng là gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Khi nào nên nhổ răng khôn?
Khi nào nên nhổ răng khôn? (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc sức khỏe sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, cần chăm sóc răng miệng hợp lý, đúng cách và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.

Chế độ ăn uống

Sau khi nhổ răng, nên ăn thức ăn mềm và lỏng để giảm hoạt động của xương hàm. Tránh đồ ăn quá cứng, mặn, chua, cay, nước uống có ga, và chất kích thích trong 2 ngày đầu. Không nên hút thuốc lá hoặc nên ngừng hút thuốc nhất 3 ngày và không sử dụng các chất kích thích, có cồn như rượu bia trong suốt quá trình điều trị.

Chăm sóc sau khi nhổ răng

  • Sau khi vừa nhổ răng khôn xong, cắn chặt gạc sau khi nhổ răng trong khoảng 30-45 phút.
  • Sử dụng túi đá lên má để giảm đau và sưng sau khi nhổ răng.
  • Hãy uống thuốc theo kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, để giảm đau sau khi nhổ răng.
  • Có thể vệ sinh răng miệng bình thường, nếu bị chảy máu thì dùng gạt bịch chặt tại vị trí chảy máu từ 15-20 phút để cầm máu. 
  • Tránh súc miệng cho đến khi máu đông.
  • Tránh các hành động như mút, nhổ, đá lưỡi hoặc chạm tay vào vết thương.
  • Cần đến gặp nha sĩ ngay nếu tình trạng chảy máu liên tục, không ngừng. 

Một số câu hỏi thường gặp

Răng khôn là răng số mấy?

Nhiều người vẫn chưa biết răng khôn là gì? Răng khôn chính là chiếc răng số 8 trong trong hàm răng của người trưởng thành. 

Răng khôn mọc ở đâu?

Răng khôn thường mọc ở vị trí trong cùng của hàm răng. Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, trong đó răng khôn gồm 4 cái, 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới. 

Như vậy, qua những chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “răng khôn là gì?” và những trường hợp nào cần nhổ răng khôn. Ngoài ra, khi cần sự tư vấn về sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám TẠI ĐÂY hoặc có thể liên hệ HOTLINE tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. Đồng thời hãy truy cập vào website tại đây: Tin tức y tế để cập nhật nhiều tin tức hữu ích.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.