Filter Từ điển y khoa

Thủng màng nhĩ

  • Tổng quan

    Filter

    Thủng màng nhĩ là sự xuất hiện một lỗ thủng hoặc vết rách trên mô mỏng ngăn cách giữa ống tai và tai giữa. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thính giác như làm suy yếu khả năng truyền sóng âm đến tai giữa, nhiễm khuẩn… thậm chí biến chứng nặng hơn có thể gây mất thính lực.

    Mặc dù phần lớn màng nhĩ bị vỡ sẽ tự lành lại một cách tự nhiên trong vài tuần mà không cần các phương pháp điều trị nhưng trong một số trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật để có thể chữa lành.

  • Triệu chứng

    Filter

    Một số dấu hiệu và triệu chứng của màng nhĩ bị vỡ có thể bao gồm:

    Thủng màng nhĩ là tình trạng xuất hiện một lỗ thủng hoặc vết rách trên mô mỏng ngăn cách giữa ống tai và tai giữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác.

    Sử dụng bông tăm có thể gây thủng màng nhĩ. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ bạn bị thủng, rách màng nhĩ, hãy liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức. Điều này có thể giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan để thính giác. Vì tai giữa và tai trong là những cấu trúc mỏng manh dễ dàng bị hư hỏng do chấn thương hoặc bệnh tật. Do đó, xác định nguyên nhân gây ra và tình trạng hiện tại của màng nhĩ có bị vỡ hay không là rất quan trọng.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Một số nguyên nhân gây thủng màng nhĩ có thể bao gồm:

    • Nhiễm trùng tai giữa (Viêm tai giữa): Tình trạng nhiễm trùng này thường khiến chất lỏng tích tụ trong tai giữa gây áp lực và có thể dẫn đến thủng màng nhĩ. 
    • Chấn thương khí áp: Đây là tình trạng gây căng thẳng lên màng nhĩ do mất cân bằng giữa áp suất không khí trong tai giữa và môi trường xung quanh. Sự mất cân bằng áp suất ở màng nhĩ khiến nguy cơ thủng màng nhĩ tăng cao. 
    • Thay đổi áp suất đột ngột: Các hoạt động gây ra sự thay đổi đột ngột về áp suất có thể dẫn đến thủng màng nhĩ. 
    • Chấn thương âm thanh: Chấn thương do âm thanh hoặc tiếng nổ quá lớn có thể làm tổn hại đến cấu trúc của màng nhĩ.
    • Tác động từ bên ngoài: Nhét các vật lạ nhỏ như tăm bông hoặc kẹp tóc vào ống tai có thể vô tình làm thủng hoặc rách màng nhĩ.
    • Chấn thương đầu nặng: Các chấn thương nghiêm trọng như gãy xương nền sọ có thể làm hỏng cấu trúc tai giữa và tai trong, bao gồm cả màng nhĩ.
  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị thủng màng nhĩ có thể bao gồm:

    • Nhiễm trùng tai tái phát: Sự tích tụ chất lỏng lặp đi lặp lại và áp lực tác động lên màng nhĩ theo thời gian có thể làm suy yếu khiến màng nhĩ dễ bị vỡ hơn.
    • Hoạt động trên cao: Các hoạt động thay đổi độ cao nhanh chóng như leo núi hoặc nhảy dù có thể gây chấn thương khí áp, làm tăng nguy cơ hơn.
    • Nguy cơ nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể góp phần gây ra nguy cơ chấn thương âm thanh, thậm chí là thủng màng nhĩ.
    • Tuổi tác: Trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai giữa hơn do cấu trúc giải phẫu của ống Eustachian và hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. 
    • Vệ sinh tai không đúng cách: Sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác để ngoáy tai có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, gây tắc nghẽn hoặc thậm chí là tổn thương màng nhĩ.

    Áp dụng các phương pháp phòng ngừa là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ thủng màng nhĩ.

    Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm liên quan để thính giác. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ thủng màng nhĩ. Một số phương pháp bao gồm:

    • Điều trị nhiễm trùng tai giữa: Nhận biết các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng tai giữa và tìm kiếm giúp đỡ của bác sĩ kịp thời. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn, bao gồm vỡ màng nhĩ.
    • Bảo vệ tai trong những chuyến bay: Tránh đi máy bay khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Sử dụng nút tai cân bằng áp suất trong quá trình máy bay nâng cánh, hạ cánh. 
    • Tránh dị vật vào tai: Đừng cố gắng lấy ráy tai hay tránh gây tổn hại cho tai bằng các vật như tăm bông, kẹp tóc. Những điều này có thể làm tổn thương tai, thậm chí gây thủng màng nhĩ.
    • Biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với tiếng ồn: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi tham gia các hoạt động đòi hỏi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Đeo nút tai hoặc bịt tai bảo vệ khi cần thiết tránh các tổn thương đến màng nhĩ. 


    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 25/10/2023