Filter Từ điển y khoa

Suy giảm thính lực

  • Tổng quan

    Filter

    Suy giảm thính lực do tuổi cao là tình trạng chỉ chức năng nghe kém, chỉ nghe được âm thanh lớn còn âm thanh nhỏ khó nghe thấy được.

    Có ba loại suy giảm thính lực:

    • Dẫn truyền âm thanh, liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa.
    • Thần kinh cảm giác, liên quan đến tai trong.
    • Hỗn hợp, là sự kết hợp của cả hai.

    Nguyên nhân dẫn đến suy giảm thính lực, thậm chí mất thính lực do lão hóa của tuổi tác hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Ngoài ra, lấy ráy tai quá nhiều làm giảm thính giác.

    Các bộ phận của tai

    Tai bao gồm ba phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Mỗi bộ phận chứa các có chức năng riêng biệt trong việc chuyển đổi sóng âm thanh thành tín hiệu truyền đến não.

    Tai ngoài

    Tai ngoài bao gồm phần có thể nhìn thấy được của tai (loa tai) và ống tai. Loa tai hình bát thu thập các sóng âm thanh từ môi trường xung quanh và đưa chúng vào ống tai.

    Tai giữa

    Tai giữa là một khoang chứa đầy không khí chứa ba xương: xương búa (malleus), xương đe (incus) và xương bàn đạp (stapes). Những xương này được phân chia với tai ngoài bởi màng nhĩ, màng này dao động khi bị sóng âm chạm vào.

    Tai giữa liên kết với phía sau mũi và phần trên cùng của cổ họng thông qua một đoạn nhỏ được gọi là ống thính giác (ống eustachian). Ống này mở và đóng định kỳ ở đầu họng để cân bằng áp suất của tai giữa với môi trường bên ngoài và hút hết chất lỏng. Việc cân bằng áp lực ở cả hai bên màng nhĩ là rất quan trọng cho sự dao động tiêu chuẩn của nó.

    Xương tai giữa

    Tai giữa chứa ba xương nhỏ:

    • Xương búa (malleus) – nối với màng nhĩ
    • Xương đe (incus) — nằm ở vị trí trung tâm trong chuỗi xương
    • Xương bàn đạp (stapes) – liên kết với lối vào được che chắn bằng màng nối tai giữa với tai trong (cửa sổ hình bầu dục). Sự dao động của màng nhĩ bắt đầu một loạt rung động qua các xương này. Do sự thay đổi về kích thước, đường viền và sự liên kết của ba xương này, cường độ rung sẽ tăng lên khi nó tiếp cận tai trong. Sự khuếch đại này rất cần thiết để truyền năng lượng của sóng âm đến chất lỏng của tai trong.

    Tai trong

    Tai trong bao gồm một loạt các khoang liên kết với nhau chứa đầy chất lỏng. Một trong những buồng này có hình dạng giống ốc sên và được gọi là ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong thính giác. Những rung động từ xương tai giữa được truyền tới dịch ốc tai. Các cảm biến nhỏ, được gọi là tế bào lông, trong ốc tai biến đổi những rung động này thành tín hiệu điện, sau đó truyền qua dây thần kinh thính giác đến não. Đây là nơi mà tình trạng suy giảm thính lực ban đầu thường phát sinh do lão hóa, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc do một số loại thuốc.

    Ngoài ra, tai trong còn chứa các phần chứa chất lỏng khác, bao gồm ba cấu trúc hình ống được gọi là kênh bán khuyên. Khi bạn di chuyển theo bất kỳ hướng nào, các tế bào lông trong các ống này sẽ cảm nhận được chuyển động của chất lỏng. Sau đó, những tế bào này thay đổi chuyển động này thành tín hiệu điện truyền dọc theo dây thần kinh tiền đình đến não, giúp duy trì trạng thái cân bằng của bạn.

    Dẫn truyền đến não

    Tín heieuj được truyền qua dây thần kinh thính giác và trải qua nhiều giai đoạn xử lý thông tín khác nhau. Những tín hiệu này bắt ngồn từ tai phải được truyền đến vỏ não thính giác nằm ở bên trái thùy dương của não. Ngược lại, tín hiệu từ tai trái hướng tới vỏ não thính giác bên phải.

    Sau đó, vỏ não thính giác sẽ phân loại, xử lý, phân tích và lập dữ liệu liên quan đến âm thanh. Do đó, bằng cách so sánh và phân tích tín hiệu đến não mà bạn có thể phân biệt được âm thanh cụ thể trong không gian.

  • Triệu chứng

    Filter

    Các dấu hiệu suy giảm thính lực, bao gồm:

    • Nghe lời nói và các âm thanh khác bị bóp méo, không rõ ràng.
    • Khó hiểu những gì âm thanh được phát ra, đặc biệt khi ở nơi đông người hoặc nơi ồn ào.
    • Khó nghe các chữ cái trong bảng chữ cái không phải là nguyên âm.
    • Thường yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng hơn và to hơn.
    • Cần tăng âm lượng của tivi hoặc radio.
    • Không muốn tiếp xúc môi trường ồn ào ngoài xã hội.
    • Bị làm phiền bởi tiếng ồn xung quanh.
    • Ù tai.

    Nguyên nhân gây mất thính lực có thể bao gồm những tổn thương trong tai, tích tụ ráy tai, nhiễm trùng hay thủng màng nhĩ.

    Suy giảm thính lực do thường xuyên bị làm phiền bởi môi trường xung quanh. (Nguồn: Internet)

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Nếu bạn bị mất thính giác đột ngột, đặc biệt là ở một bên tai, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu tình trạng suy giảm thính lực khiến bạn lo lắng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Sự suy giảm thính lực liên quan đến tuổi tác diễn ra từ từ, có nghĩa là sự khởi phát của nó ban đầu có thể không được quan tâm sớm.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Bạn nghe như thế nào?

    Tai được chia thành ba vùng chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Khi sóng âm truyền qua tai ngoài, chúng sẽ khiến màng nhĩ dao động. Sự rung động này được khuếch đại bởi màng nhĩ và bộ ba xương nhỏ ở tai giữa, tiến tới tai trong. Bên trong tai trong, những rung động này truyền qua chất lỏng bên trong một bộ phận có cấu trúc xoắn ốc gọi là ốc tai. Trong ốc tai, vô số sợi lông cực nhỏ kết nối với các tế bào thần kinh đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi những rung động do âm thanh này thành các xung điện. Những xung động này sau đó được chuyển tiếp đến não, não sẽ diễn giải chúng dưới dạng âm thanh.

    Mất thính lực có thể xảy ra như thế nào?

    Nguyên nhân gây mất thính lực bao gồm:

    • Tổn thương tai trong. Lão hóa do tuổi tác và tiếp xúc với âm thanh lớn lâu ngày có thể làm suy yếu sợi lông và tế bào thần kinh trong ốc tai chịu trách nhiệm truyền tín hiệu thính giác đến não. Khi hai bộ phận này bị suy giảm hoặc mất chức năng, hiệu quả truyền tín hiệu sẽ giảm sút. Âm thanh có tần số cao hơn có thể bị hạn chế nghe và việc phân biệt các từ giữa tiếng ồn xung quanh có thể trở nên khó khăn.
    • Tích tụ ráy tai. Theo thời gian, ráy tai có thể làm tắc nghẽn ống tai, cản trở sự truyền sóng âm. Loại bỏ ráy tai có thể giúp phục hồi thính giác rõ ràng.
    • Nhiễm trùng tai, phát triển xương bất thường hoặc khối u. Bất kỳ tình trạng nào trong số này, khi xuất hiện ở tai ngoài hoặc tai giữa, đều có thể gây mất thính lực.
    • Gây tổn thương màng nhĩ hoặc thủng màng nhĩ. Tiếng ồn quá lớn, thay đổi áp suất đột ngột, vật thể xuyên qua màng nhĩ hoặc nhiễm trùng có thể dẫn đến vỡ màng nhĩ.
  • Nguy cơ

    Filter

    Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây hại hoặc dẫn đến rụng lông và tế bào thần kinh ở tai trong:

    • Sự lão hóa. Theo thời gian, cấu trúc của tai trong sẽ bị thoái hóa một cách tự nhiên.
    • Tiếp xúc với tiếng ồn. Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn có thể gây hại cho các tế bào của tai trong. Tình trạng này có thể phát sinh do tiếp xúc kéo dài hoặc các vụ nổ tiếng ồn đột ngột, dữ dội như tiếng súng.
    • Khuynh hướng di truyền. Một số yếu tố di truyền có thể làm tăng khả năng bị tổn thương thính giác do tiếng ồn hoặc lão hóa.
    • Nguy cơ liên quan nghề nghiệp. Các nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn, chẳng hạn như nông nghiệp, xây dựng hoặc nhà máy, có thể dẫn đến tổn thương tai.
    • Những tiếng ồn giải trí. Các hoạt động khiến cá nhân tiếp xúc với âm thanh lớn đột ngột như tiếng súng hoặc động cơ phản lực, có thể gây suy giảm thính lực ngay lập tức và không thể phục hồi. Các hoạt động khác có mức độ tiếng ồn có thể gây hại bao gồm trượt tuyết, lái xe mô tô, làm mộc hoặc nghe nhạc lớn.
    • Sử dụng thuốc Một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh gentamicin, sildenafil và một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng xấu đến tai trong. Ngoài ra, dùng aspirin liều cao, thuốc giảm đau, thuốc chống sốt rét hoặc thuốc lợi tiểu đều có thể dẫn đến các vấn đề về thính giác như ù tai hoặc suy giảm thính lực.
    • Một số bệnh lý. Các bệnh như viêm màng não có thể gây sốt cao làm hỏng ốc tai.

    Bảo vệ thính giác là cần thiết giúp giữ gìn khả năng nghe của bạn.

    Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn lớn có thể gây hại cho các tế bào của tai trong. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Để ngăn ngừa tình trạng suy giảm thính lực do tiếng ồn lớn và ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng mất thính lực do tuổi tác, hãy cân nhắc các biện pháp phòng ngừa sau đây:

    • Bảo vệ tai trước âm thanh lớn. Khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong công việc, cuộc sống hay giải trí, hãy cân nhắc sử dụng nút tai bằng nhựa hoặc glycerin để bảo vệ thính giác.
    • Kiểm tra thính giác thường xuyên. Nếu bạn tiếp xúc với môi trường ồn ào nhiều thì nên có kiểm tra định kỳ về thính giác. Việc xác định sớm các rủi ro liên quan giúp bạn ngăn chặn tình trạng suy giảm thính lực thêm.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 23/10/2023