Mỗi người sinh ra mang một nhóm máu. Theo đó, nhóm máu ở người được chia thành nhiều loại với những đặc trưng riêng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tuổi thọ. Vậy, nhóm máu là gì? Loại nào thuộc nhóm máu hiếm? Bài viết sau của Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
>>> Xem thêm:
- Nhiễm trùng máu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị
- Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Nhóm máu O có hiếm không? Tìm hiểu thông tin, đặc điểm nhóm máu O
Nhóm máu là gì?
Máu trong cơ thể mỗi người đều có chứa tế bào hồng cầu được bao phủ bởi các kháng nguyên, đây cũng là yếu tố quan trọng để xác định nhóm máu có phù hợp để hiến hay nhận máu hay không.
Nếu người hiến máu và người nhận chứa kháng nguyên không giống nhau thì hệ thống miễn dịch của người nhận sẽ phản ứng và tấn công tế bào máu lạ, đe dọa đến tính mạng. Vì thế, xác định nhóm máu của người bệnh là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác cấp cứu, nhất là với những trường hợp sở hữu nhóm máu hiếm.
Trong 33 hệ thống nhóm máu hiện có, chỉ có 2 hệ thống phổ biến bao gồm hệ thống nhóm máu ABO và Rh+/Rh-. Sự kết hợp của 2 hệ thống này tạo thành các nhóm máu cơ bản sau:
- Nhóm máu A+
- Nhóm máu A-
- Nhóm máu B+
- Nhóm máu B-
- Nhóm máu AB+
- Nhóm máu AB-
- Nhóm máu O+
- Nhóm máu O-.
Điều gì tạo nên nhóm máu?
Nhóm máu mỗi người được quy định bởi gen di truyền. Người sinh ra sẽ thừa hưởng gen từ bố mẹ, một gen di truyền từ bố và một gen di truyền từ mẹ để tạo thành nhóm máu người con. Như vậy, nhóm máu của bố mẹ, con cái có sự liên quan chặt chẽ với nhau.
>>> Xem thêm: Nhiễm ký sinh trùng – 8 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Hệ thống nhóm máu ABO
Trong hệ thống nhóm máu ABO, người con có thể thừa hưởng gen A từ bố/mẹ và gen B từ người còn lại cho ra kết quả là nhóm máu AB. Ngoài ra, cũng có trường hợp người con thừa hưởng gen B từ cả bố và mẹ tạo thành nhóm máu B hoặc nhóm máu BB.
Đặc biệt, nhóm máu O không chứa bất kỳ kháng nguyên nào nên không ảnh hưởng đến nhóm máu A và nhóm máu B. Nếu người con thừa hưởng gen O từ bố/mẹ và gen A từ người còn lại thì nhóm máu của người con là nhóm máu A. Tuy nhiên, bố mẹ mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B có chứa kháng nguyên O cũng có thể sinh ra con nhóm máu O. Chẳng hạn, bố mẹ mang dòng máu AO có thể truyền kháng nguyên O cho con nên người con sẽ mang nhóm máu O hoặc OO. Tương tự, sự kết hợp sẽ tạo ra các nhóm máu AA, AB, BB, AO, BO.
Yếu tố Rh
Yếu tố Rh là kháng khuyên khác có trên các tế bào hồng cầu và nhóm máu cũng được phân loại theo yếu tố này. Nếu các tế bào hồng cầu có chứa kháng nguyên có nghĩa là dương tính Rh (Rh+) và ngược lại là âm tính với Rh (Rh-).
>>> Xem thêm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim
Nhóm máu hiếm nhất
Tại Việt Nam, theo thống kê có đến 99.96% người thuộc nhóm Rh+. Trong đó, nhóm máu O+ phổ biến nhất, sau đó là B+, A+, AB+. Những người còn lại thuộc nhóm Rh- (0.04% – 0.07%) và được xác định là những người mang nhóm máu hiếm. Trung bình, cứ 10.000 người có 4 – 7 người thuộc nhóm máu Rh-.
Tại Hoa Kỳ, các nhóm máu hiếm nhất đến nhóm máu phổ biến nhất được xếp hạng lần lượt như sau:
- Nhóm máu AB- (0.6%)
- Nhóm máu B- (1.5%)
- Nhóm máu AB+ (3.4%)
- Nhóm máu A- (6.3%)
- Nhóm máu O- (6.6%)
- Nhóm máu B+ (8.5%)
- Nhóm máu A+ (35.7%)
- Nhóm máu O+ (37.4%)
Rủi ro khi mang nhóm máu hiếm
So với những người mang nhóm máu phổ biến, người mang nhóm máu hiếm có khả năng gặp rủi ro về sức khỏe cao hơn. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Người mẹ mang thai sở hữu nhóm máu Rh- nhưng em bé lại mang nhóm máu Rh+ của người bố sẽ rất dễ dẫn đến tính trạng bất đồng nhóm máu Rh. Lúc này, cơ thể người mẹ phản ứng và tấn công lại yếu tố Rh trong máu của người con. Sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con có thể gây tan máu, Thiếu máu cho thai nhi. Bởi vậy, phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh- cần được theo dõi sức khỏe và chỉ định dùng thuốc Rh immunoglobulin để ngăn chặn sự tấn công của kháng thể người mẹ vào tế bào hồng cầu của thai nhi.
>>> Xemm thêm: Huyết áp cao: Triệu chứng, Cách điều trị & Phòng ngừa
Ảnh hưởng đến truyền và hiến máu
Trong một số trường hợp cần truyền máu, người mang nhóm máu hiếm sẽ gặp rủi ro cao hơn bởi các nhóm máu hiếm không phải lúc nào cũng có sẵn tại các cơ sở y tế.
Nếu truyền máu không phù hợp, các kháng thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để tấn công tế bào máu lạ, có thể dẫn đến tử vong. Chẳng hạn, người có nhóm máu A không thể truyền hay nhận máu của người sở hữu nhóm máu B.
Nhóm máu O- là nhóm máu duy nhất không chứa kháng nguyên A, B hay yếu tố Rh+ nào trên bề mặt tế bào. Thế nên, nhóm máu O- có thể truyền có tất cả mọi người. Nhóm máu này thường được dùng cho những trường hợp cấp cứu khẩn cấp, không có thời gian để xác định nhóm máu của người nhận.
Một số câu hỏi thường gặp
Nhóm máu O là nhóm máu tốt nhất trong tất cả các nhóm máu. Protein của nhóm máu O không có sự xuất hiện của kháng thể A hay kháng thể B nên cơ thể không bị phản ứng tự miễn với những kháng thể này. Người mang nhóm máu O thường có sức đề kháng cao, hạn chế bệnh tật.
Nhóm máu O có 2 loại là: Nhóm máu O mang yếu tố Rh+ và nhóm máu O mang yếu tố Rh-. Trong đó, ORh+ là nhóm máu phổ biến còn nhóm máu ORh- lại được xếp vào nhóm máu hiếm.
Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhóm máu cũng như nhóm máu hiếm gặp nhất. Mỗi người cần xác định nhóm máu của mình có thuộc nhóm máu hiếm không để chủ động phòng bị cho những tình huống cần thiết phải truyền máu. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, bạn hãy truy cập Tin tức y tế. Bạn cũng đừng quên liên hệ đến số HOTLINE để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY để được thăm khám tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.