Tin tức y tế

Cà gai leo và 6 công dụng đối với sức khỏe

30/06/2023

Cà gai leo vốn đã rất quen thuộc với người Việt Nam, từ lâu đã trở thành bài thuốc dân gian quý, giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau. Loại thảo dược này có chứa nhiều hợp chất hoá học quan trọng, được khuyến khích sử dụng đối với người mắc bệnh gan, phong thấp, hen suyễn… Cùng Hoàn Mỹ tham khảo kỹ về tác dụng cà gai leo trong bài viết sau đây.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Thông tin chung về cà gai leo

Cà gai leo là loại cây được sử dụng để chữa rất nhiều loại bệnh. Hãy cùng tìm hiểu chung về loại cây này để có cái nhìn tổng quát hơn về nó.

Đặc điểm

Cà gai leo thuộc họ cà (Solanaceae), có tên khoa học Solanum procumbens (Solanum hainanense). Đây  là loài cây bụi mọc leo hoặc bò dài, thường phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt  Nam. Ở nước  ta, loại cây này thường được tìm thấy chủ yếu ở Sơn La, Bắc Giang, Gia Lai, Bình Định, Khánh Hoà…

Trong Y học Cổ truyền ghi nhận, cà gai leo có tác dụng ổn định tế bào gan, chức năng gan, giảm đau nhức xương khớp, cảm cúm. Thông qua các phương pháp sắc ký và phổ nghiệm, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phân lập được các hợp chất quan trọng trong cà gai leo, điển hình gồm: Polyphenol, terpenoid, steroid và alkaloid.

Phân loại

Dựa vào màu sắc hoa

  • Hoa trắng: Thân cây nhỏ, được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp dược phẩm, chủ yếu dùng để chế biến thuốc.
  • Hoa tím: Thân cây lớn hơn, chủ yếu trồng làm cảnh. 

Dựa theo vùng miền

  • Miền Trung: Phần thân cằn cỗi, thường có màu nâu đất, kết cấu cứng cáp.
  • Miền Bắc và miền Nam: Thân cây màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ chăm sóc.

Dựa theo đặc điểm tính chất 

  • Loại khô.
  • Loại tươi.
Đặc điểm chi tiết của cây cà gai leo
Đặc điểm chi tiết của cây cà gai leo (Nguồn: Internet)

6 công dụng của cà gai leo

Cà gai leo có tác dụng gì? Dưới đây là các công dụng điển hình nhất của loại cây này: 

Điều trị viêm gan B

Thành phần hóa học chủ yếu trong loại cây này alcaloid, tinh bột, flavonoid (tập trung ở phần rễ) và alcaloid (tập trung ở phần thân). Loại thảo dược này đã được nghiên cứu, chứng minh về tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan, kể cả Ung thư gan. Người bệnh thường được chỉ định dùng 16 – 20gr/ngày dưới dạng thuốc sắc để hỗ trợ quá trình chữa trị. 

Một số công trình nghiên cứu đã cho kết quả tích cực về khả năng điều trị viêm gan B mạn tính thể hoạt động của cà gai leo. Đây là hướng đi đang được kỳ vọng bởi thuốc kháng sinh hiện có chi phí đắt đỏ và thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại. 

Quá trình sử dụng cũng cho thấy cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan, chẳng hạn như: Mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, vàng da, vàng mắt… Điều đặc biệt là loài cây này không gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn, kể cả trên thực nghiệm và lâm sàng. 

Hàm lượng dược chất glycoalcaloid dồi dào, có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan, đồng thời giảm mức độ xơ giai đoạn sớm. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được kết quả này, điển hình là 2 báo cáo khoa học từ năm 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương: 

  • Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ trên mô hình gây xơ gan được thực nghiệm.
  • Nghiên cứu công dụng trên collagenase của cây cà gai.

Ngoài ra, dịch chiết toàn phần từ cà gai leo còn được đánh giá cao về khả năng chống oxy hoá, giúp kháng viêm, làm giảm tổn thương gan, mang lại hiệu quả bảo vệ gan tối đa. 

Cà gai leo được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gan
Cà gai leo có tác dụng gì với gan? (Nguồn: Internet)

Có khả năng chống tế bào ung thư

Bên cạnh tác dụng chống oxy hoá, làm giảm tổn thương và bảo vệ gan, dịch chiết toàn phần từ cà gai leo còn được chứng minh có khả năng ức chế tế bào ung thư. Điều này được chứng minh rõ ràng nhất ở khối u ở gan (Hep 3B, PLC/PRF) và cổ tử cung.

Chữa phong thấp

Thành phần hoá học chủ yếu trong cây cà gai là alkaloid, tinh bột, flavonoid, tập trung phần lớn ở rễ và thân. Những hoạt chất này có tác dụng điều trị chứng phong thấp, cải thiện triệu chứng đau nhức gân, xương, Sâu răng một cách hiệu quả.

Phòng ngừa hen suyễn

Cà gai leo được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị ho, hen suyễn, dị ứng. Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong loại thảo dược này có khả năng làm ổn định tế bào mast – tế bào sản xuất các chất trung gian gây co thắt đường thở. Từ đó, quá trình sẽ dụng sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực đối với hô hấp. 

Sử dụng trà cà gai leo mỗi ngày để phòng ngừa hen suyễn
Sử dụng trà cà gai leo mỗi ngày để phòng ngừa hen suyễn (Nguồn: Internet)

Làm giảm cơn đau nhức xương khớp

Cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, chứa hàm lượng độc tố không đáng kể, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi dùng. Loại thảo dược này cũng được đánh giá cao về công dụng giảm đau nhức xương khớp, sụn khớp do bệnh lý hoặc thay đổi thời tiết. 

Đối với bệnh nhân mắc chứng thoái hóa xương khớp, cây cà gai vừa giúp cải thiện triệu chứng, vừa bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm hàn. Điều này đóng vai trò rất quan trọng bởi phong hàn rất dễ đi kèm với thoái hoá khớp, khiến tình trạng bệnh luôn trong tình trạng tái phát liên tục. 

Chữa Cảm cúm hiệu quả

Cà dây leo có chứa hoạt chất flavonoid và alkaloid, đem đến khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Từ đó, loại thảo dược này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị cảm cúm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để sử dụng thuốc điều trị đi kèm trong trường hợp cần thiết.

Ngoài những công dụng trên, cà gai leo cũng xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc điều trị sâu răng, giải độc rượu bia, chống say tàu xe, xử lý vết thương do rắn cắn…

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Cách sử dụng trà gai leo

Thông thường, cà gai leo được sử dụng phổ biến ở 2 dạng khô và tươi. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ đông y sẽ chỉ định cách nấu khác nhau. So với loại tươi, cà dây leo dạng khô có thời gian bảo quản lâu hơn nên có thể an tâm sử dụng mà không sợ biến chất. Một số hình thức sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

Sắc uống:

  • Bước 1: Rửa sạch cà dây leo với nước.
  • Bước 2: Cho phần cà gai đã rửa vào đun sôi cùng với 1 lít nước. 
  • Bước 3: Đợi nước sôi thì vặn nhỏ lửa trong 10 phút. 
  • Bước 4: Tắt bếp, chắt lấy nước và uống hàng ngày, nên uống lúc nước còn ấm để có hương vị thơm ngon, lưu ý nên sử dụng cách mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Hãm nước:

Bên cạnh sắc uống, người bệnh cũng có thể hãm nước cà dây leo để uống mỗi ngày. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những ai bận rộn, không có nhiều thời gian để sắc. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Rửa sạch cà dây leo và tráng một lần với nước nóng.
  • Bước 2: Cho thêm khoảng 700ml nước sôi vào và tiến hành hãm trong vòng 30 phút là có thể dùng được, nên bảo quản trong bình giữ nhiệt để kéo dài độ ấm.

Một số lưu ý khi sử dụng trà gai leo 

Trước khi sử dụng cà gai leo, bạn nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng tốt, không trộn lẫn các thành phần hoá chất gây hại cho sức khỏe.
  • Kiểm tra sản phẩm thật kỹ trước khi dùng, tránh nhầm lẫn với cà độc dược, cà dại, cà tàu… 
  • Trước khi sử dụng cà dây leo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để đảm bảo không gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như: ngộ độc, tổn thương gan…

Một số bài thuốc dân gian từ cà gai leo mà bạn nên biết

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây cà gai đã được sử dụng phổ biến từ lâu đời, bạn có thể tham khảo: 

Cà gai leo và giảo cổ lam

Giảo cổ lam là loại cây thuốc nam dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến gan như: Men gan cao, gan nhiễm mỡ, nóng gan, mỡ nhiễm máu… Việc kết hợp với cà gai leo sẽ mang đến nhiều công dụng quan trọng cho sức khỏe, bao gồm:

  • Giúp làm hạ men gan ở những người lạm dụng rượu bia.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan do virus.

Cách sử dụng: Sắc 30gr cà dây leo khô cùng 20gr giảo cổ lam, uống hàng ngày.

Cà gai leo kết hợp mật nhân

Mật nhân có vị đắng và ngậy. Thành phần này khi kết hợp cùng cà gai leo sẽ đem đến nhiều công dụng như: Ngăn ngừa viêm gan B, trị phong thấp, cải thiện triệu chứng đau xương khớp, tăng cường chức năng tiêu hoá, đường ruột, chữa yếu sinh lý,… 

Cách sử dụng: Rửa sạch, đun sôi 30gr rễ cà gai leo khô/tươi cùng 10gr cây mật nhân khô trong vòng 15 phút thì tắt bếp.

Cà gai leo kết hợp với cả cây an xoa, cây bán chi liên

Vị thuốc này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị xơ gan, xơ gan cổ trướng. 

Cách sử dụng: Rửa sạch, cho 30gr cà gai leo, 30gr cây an xoa 30g, 15gr cây bán chi tiên vào đun sôi trong 1 lít nước, chờ đến khi lượng nước còn 1 nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống sau bữa ăn.

Cà gai leo và xạ đen

Cây xạ đen có tính hàn, vị đắng chát, giúp mát gan, thải độc, tăng cường chức năng hoạt động cho gan, thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau, an thần, điều trị mụn trứng cá…

Cách sử dụng: Sắc 40gr rễ cà gai leo khô cùng 10gr cây xạ đen và uống thay nước l mỗi ngày. 

Cà gai leo kết hợp diệp hạ châu

Đây là bài thuốc dân gian đã có từ lâu đời, hỗ trợ điều trị viêm gan và xơ gan.

Cách sử dụng: Rửa sạch 30gr cà gai leo tươi, 10gr diệp hạ châu tươi, 10gr cây dừa cạn tươi, sau đó sao cho đến khi tất cả khô vàng thì đem sắc lấy nước uống mỗi ngày (1 thang/ngày).

Uống nước cà gai leo theo từng trường hợp bệnh

Để giải độc gan, giải rượu bia

  • Cách 1: Sắc 100gr cà gai leo khô với 400ml nước cho tới khi còn 150ml, dùng uống trong ngày khi nước còn ấm.
  • Cách 2: Cho 50gr cà gai leo khô vào hãm với nước sôi, lấy nước uống để giải rượu, bảo vệ tế bào gan.

Giải độc rắn cắn

Rửa sạch 20gr cà gai leo, giã nát vắt lấy nước uống, phần bã dùng để đắp lên vết thương, có tác dụng giải độc do rắn cắn một cách hiệu quả.

Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

Sao vàng hỗn hợp sau, sắc uống 1 thang/ngày, liên tục từ 10 – 30 thang để chữa nhức mỏi, tê thấp, đau lưng:

  • Cà dây leo 10gr.
  • Dây gấm 10gr.
  • Thổ phục linh 10gr.
  • Kê huyết đằng 10gr.
  • Lá lốt 10gr.

Chữa dị ứng, ho gà, hen suyễn

Sắc 16 – 20gr cà gai leo để uống mỗi ngày. 

Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan)

Sắc 35gr cà gai leo với 1 lít nước cho tới khi còn 300gr, dùng uống 3 lần/ngày để hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan và điều trị các bệnh về gan một cách hiệu quả. 

Tham khảo các bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
Tham khảo các bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp:

Những ai không nên uống cà gai leo?

Những trường hợp sau đây không nên uống cà gai leo để tránh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe:
Trẻ dưới 5 tuổi.
Phụ nữ đang mang thai.
Người bị huyết áp thấp.
Người mắc bệnh lý về thận.
Người đang điều trị bệnh lý theo phác đồ của bác sĩ.

Tác dụng của cà gai leo?

Cà gai leo đem đến nhiều tác dụng quan trọng như sau:
Giải độc gan, hạ men gan, bảo vệ gan.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến gan như: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Làm hạ đường huyết.
Giải rượu bia.
Giải độc rắn cắn.
Giảm triệu chứng các bệnh về hô hấp, viêm họng…
Hỗ trợ điều trị chứng tê thấp, đau lưng, nhức mỏi.

Có nên uống cà gai leo hàng ngày?

Theo kết quả từ các công trình nghiên cứu liên quan đến tác dụng của cà gai leo, loại thảo dược này không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể an tâm sử dụng mỗi ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, liều lượng uống cà gai leo nên tuân theo chỉ định của bác sĩ đông y, đặc biệt là với những người đang mắc bệnh lý về gan. Bạn có thể uống thay cho trà hoặc nước lọc mỗi ngày, đặc biệt phù hợp với những đối tượng sau:
Người thường xuyên uống rượu bia, bị ngộ độc do rượu.
Người mắc bệnh hen suyễn, ho, cảm cúm.
Người mắc bệnh viêm gan virus, xơ gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ…
Người bị nổi mề đay, mẩn ngứa…
Người khó tiêu, ăn uống kém.

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích liên quan đến cà gai leo, tác dụng quan trọng đối với cơ thể, hướng dẫn sử dụng đúng cách cùng một số bài thuốc dân gian nên tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua HOTLINE hoặc truy cập TẠI ĐÂY. Để có thể cập nhật thêm kiến thức về sức khỏe thường xuyên, mời bạn truy cập Tin tức y tế.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.