Tin tức y tế

Xét nghiệm mức đường máu nhờ các hạt huỳnh quang phát sáng

29/10/2010

Phương pháp xét nghiệm xâm lấn tối thiểu này, do các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển, sẽ mang lại cho các bệnh nhân tiểu đường một những kết quả chi tiết hơn về các nồng độ gluco khi những nồng độ này dao động theo thời gian. Shoji Takeuchi và đồng nghiệp của ông tại trường Đại học Tokyo vừa phát triển một dạng hạt huỳnh quang có thể được tiêm vào da. Những hạt này có chứa axit boronic có khả năng liên kết thuận nghịch với các phân tử gluco. Một khi vào trong máu, những vi hạt này (có đường kính trong phạm vi 1×102 µm), có thể được theo dõi để phát hiện ra các mức nồng độ đường máu bằng cách cho da tiếp xúc với ánh sáng. Trên thực tế, các bệnh nhân tiểu đường sẽ cần các thiết bị chứa một nguồn sáng kích hoạt và điot nhạy quang để đọc ra tín hiệu huỳnh quang. Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị này sẽ nhỏ như một chiếc đồng hồ và bệnh nhân tiểu đường có thể đeo thiết bị này.

Trong các xét nghiệm trong ống nghiệm, nhóm nghiên cứu quan sát được mức tăng huỳnh quang tương ứng tới 5 lần khi họ tăng các nồng độ gluco từ 0 lên 1000mg.d/L. Họ cũng thực hiện một loạt các xét nghiệm trong ống nghiệm bằng cách tiêm các hạt huỳnh quang này vào da tai của chuột bằng cách sử dụng một mũi kim thường được dùng trong y tế. Các hạt được cấy vẫn hữu hình dưới các lớp da dày hơn 200 µm thậm chí khi bị lông che phủ. Nhóm nghiên cứu cho rằng kỹ thuật này sẽ được thương mại hóa trong vòng 5 năm tới nhưng vẫn cần phải phát triển sâu hơn trước khi nó có thể được thực nghiệm lâm sàng. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ cải thiện các vi hạt để chúng có mức độ hấp thụ protein thấp. Đây là một yếu tố quan trọng để giữ cho các vi hạt này hoạt động ổn định trong cơ thể.

NASATI

Theo Physicsworld

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.