Viêm gan B là bệnh lý do virus HBV gây ra, có thời gian ủ bệnh từ 1 – 6 tháng. Bệnh lý này có thẻ lây truyền qua ba đường, gồm:
- Lây truyền qua đường máu.
- Lây truyền qua đường tình dục.
- Lây truyền từ mẹ sang con.
Hình mô tả cấu trúc virus HBV (Nguồn: Internet)
Viêm gan B có mấy loại?
Viêm gan B cấp tính: Bệnh lý ngắn ngày với thời gian nhiễm bệnh kéo dài trong khoảng 6 tháng kể từ khi người bệnh nhiễm virus HBV. Ở thể bệnh này thường người bệnh không cần điều trị và sẽ tự khỏi nhờ miễn dịch của cơ thể.
Viêm gan B mạn tính: Virus HBV tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng và gây tổn thương các tế bào gan.
Đối với hầu hết những người bị viêm gan B, tình trạng tổn thương gan của họ sẽ thuyên giảm trong khoảng 6 tháng. Nhưng cứ 20 người lớn bị viêm gan B thì có 1 người mắc bệnh trong một thời gian dài. Đấy chính là viêm gan B mạn tính.
Triệu chứng của viêm gan B
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Nôn, buồn nôn.
- Tiểu vàng đậm.
- Vàng da, vàng mắt.
- Nổi mẩn ngứa trên cơ thể.
- Chảy máu chân răng.
Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?
Viêm gân B lây nhiễm qua việc tiếp xúc chất dịch cơ thể với người bệnh:
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.
- Dùng chung kim chích ma túy với người bị nhiễm bệnh.
- Sử dụng kim bị nhiễm bệnh để xăm mình, châm cứu hoặc xỏ khuyên.
- Dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị nhiễm bệnh.
- Từ mẹ sang con.
Các cận lâm sàng được chỉ định khi nghi ngờ nhiễm virus viêm gan B
- Men gan.
- HBsAg, định lượng HBV – DNA.
- Siêu âm bụng.
Viêm gan B được điều trị như thế nào?
Viêm gan B được điều trị như thế nào? (Nguồn: Internet)
Hầu hết những người bị viêm gan B cấp tính không cần điều trị bởi cơ thể thường tự khỏi nhiễm trùng trong vòng khoảng 6 tháng.
Đối với người bệnh viêm gan mạn tính (virus không biến mất sau 6 tháng) Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng virus.
Tuy nhiên, không phải ai bị viêm gan B mạn tính cũng cần điều trị ngay mà có thể chỉ cần theo dõi định kỳ. Điều này liên quan đến việc làm xét nghiệm máu định kỳ mỗi 6 tháng, nếu các xét nghiệm cho thấy virus đang gây hại nhiều hơn cho gan hoặc nếu người bệnh bắt đầu có các triệu chứng mới, thì có thể người bệnh mới bắt đầu dùng thuốc vào thời điểm đó. Cùng với đó, người bệnh viêm gan B mạn tính cần:
- Tái khám định kỳ.
- Tránh uống rượu.
- Tiêm phòng viêm gan A và các bệnh khác, bao gồm cúm và viêm phổi.
- Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
Viêm gan B là bệnh lý tiến triển âm thầm và có thể để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc cho người bệnh. Bởi vậy mỗi người cần lưu ý những dấu hiệu khác lạ trên cơ thể để kịp thời thăm khám và điều trị.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.