Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ nước là điều cần thiết. Đa phần mọi người thường chú ý đến tình trạng thiếu nước. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều nước cũng gây ra những tác hại khôn lường cho cơ thể . Hãy cùng Hoàn Mỹ giải đáp câu hỏi uống nhiều nước có tốt không trong bài viết dưới đây!
>> Xem thêm:
- Lợi ích của nước chanh là gì? Uống nước chanh giảm cân không?
- Nước đậu đen rang có tác dụng gì? Một số lưu ý cần thiết mà bạn không nên bỏ qua
- Caffeine có tốt cho sức khỏe? Tác dụng và lợi ích của caffeine
Thế nào là tình trạng uống nhiều nước?
Khi cơ thể bạn hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài, đồng thời mức natri trong máu bị pha loãng thì có khả năng tình trạng thừa nước đang xảy ra.
Thông thường, những đối tượng có nguy cơ nhiễm độc nước là những vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục với số giờ quá nhiều trong một ngày. Tình trạng quá tải nước xảy ra trên cơ thể của những bệnh nhân này thường đi kèm với triệu chứng hạ natri máu do tập thể dục.
Ngoài ra, những người ăn kiêng cũng có thể phải đối mặt với tình trạng trên vì khuynh hướng uống một lượng nước dư để hạn chế cảm giác thèm ăn lại. Bên cạnh đó, chứng rối loạn tâm lý hoặc “cuồng uống” cũng là một lý do khiến nhiều người mắc phải tình trạng trên.
Uống nhiều nước có tốt không?
Uống quá nhiều nước so với nhu cầu cơ thể là không tốt, dẫn đến nhiều tác hại với sức khoẻ. Uống nước quá nhiều sẽ gây áp lực lên tim mạch và hệ thống tiết niệu, khiến thận phải làm việc quá tải dẫn đến các bệnh như suy thận.
Đồng thời, uống nhiều nước còn khiến cơ thể phải liên tục thải nước, làm mất đi các chất điện giải như natri, kali,… Về lâu dài sẽ khiến cơ thể cảm thâý mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.
Những dấu hiệu của việc uống quá nhiều nước
Việc cơ thể xảy ra tình trạng quá tải nước có thể dễ dàng nhận biết được thông qua một số dấu hiệu cơ bản dưới đây:
Thường xuyên bị đau đầu
Nhức đầu thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thừa nước hoặc mất nước nghiêm trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra, việc uống nhiều nước quá mức sẽ làm nồng độ muối trong máu giảm xuống, khiến tế bào của các cơ quan trong cơ thể bị sưng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Mặt khác, khi cơ thể rơi vào tình trạng thừa nước sẽ gây ảnh hưởng đến não, khiến não phát triển về kích thước và gây sức ép lên hộp sọ. Việc gia tăng thêm áp lực này sẽ gây ra tình trạng đau nhói đầu, thậm chí là suy giảm trí nhớ não hoặc khó thở.
Mất cảm giác buồn tiểu
Việc nạp quá nhiều nước mỗi ngày hoặc nhịn tiểu quá lâu sẽ làm bàng quang đầy nhanh chóng, khiến cho bạn khó có thể nhận biết được lúc nào mình cần đi tiểu hoặc không muốn đi tiểu ngay cả khi không cần thiết.
Nước tiểu không màu
Khi bạn bổ sung một lượng nước vừa đủ cho cơ thể thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt đến vàng trong. Nếu nước tiểu của bạn không màu thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều nước.
Đi tiểu thường xuyên
Thông thường, một người sẽ đi tiểu từ 6 – 10 lần mỗi ngày. Đây là cơ chế đào thải cho biết cơ thể bạn đang dung nạp lượng nước vừa đủ. Nếu đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ ngày hoặc thức dậy nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu thì cơ thể bạn đang bị thừa nước rồi đó.
Tác hại khôn lường khi uống quá nhiều nước
Khi cơ thể nạp một lượng nước quá lớn vô tình sẽ tạo nên gánh nặng cho thận, gây ra tình trạng suy thận hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến tim mạch do việc uống quá nhiều nước làm tăng thể tích máu, cũng có thể gây động kinh trong một số trường hợp. Vậy nên, tình trạng “ngộ độc nước” sẽ ít nhiều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách điều trị khi cơ thể quá tải nước
Tình trạng này có thể được điều chỉnh bằng cách nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để điều chỉnh lại mức nước cần nạp cho cơ thể. Đối với một số tình trạng bệnh nặng thì thuốc lợi tiểu có thể được chỉ định để giúp tăng khả năng đi tiểu. Lý do mà chỉ định này được đưa ra là dựa trên những ảnh hưởng mà bệnh nhân phải chịu do việc quá tải nước gây ra cho các cơ quan chính của cơ thể.
Nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng nước và điện giải nghiêm trọng thì cần điều chỉnh lại bằng cách bổ sung dung dịch muối ưu trương.
Uống nước bao nhiêu là đủ?
Những nghiên cứu và khuyến cáo đã chỉ ra rằng, lượng nước cần nạp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành cụ thể như sau:
- Với nam giới: Trung bình khoảng 3.7 lít nước/ ngày
- Với nữ giới: Cần cung cấp khoảng 2.7 lít nước/ ngày.
Tuy nhiên, những con số trên sẽ thay đổi tùy vào từng đối tượng cụ thể và tình trạng cơ thể của mỗi người:
- Trẻ em sẽ cung cấp lượng nước cho cơ thể ít hơn so với người trường thành ở từng độ tuổi khác nhau
- Phụ nữ mang thai hoặc người ốm sẽ cần đảm bảo uống nước nhiều hơn
- Lượng nước cung cấp cho cơ thể vào mùa hè sẽ nhiều hơn so với mùa đông.
Những lưu ý để uống nước đúng cách
- Uống từng ngụm nhỏ: 500ml cho một lần uống là con số được nhiều chuyên gia khuyến nghị
- Uống nước ấm: So với nước lạnh thì nước ấm sẽ giúp làm sạch, làm dịu và ngăn ngừa một số bệnh về đường hô hấp, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu
- Không nên chờ khát mới uống nước: Cần uống nước liên tục với lượng nhỏ thay vì chờ cơ thể mất đi một lượng nước quá lớn mới bổ sung.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc uống nhiều nước có tốt không và những lưu ý quan trọng khi uống nước. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
Câu hỏi liên quan:
Uống đủ nước sẽ cung cấp độ ẩm cho da, giúp da căng bóng và mịn màng hơn. Đồng thời, cải thiện tình trạng nứt nẻ da khi thời tiết hanh khô, giảm tình trạng mụn với những người da dầu.
Uống nhiều nước sẽ làm đầy dạ dày, tạo cảm giác no giúp làm giảm lượng thức ăn và calo nạp vào cơ thể. Do đó, thay vì sử dụng đồ uống nhiều đường, bạn hãy uống nước lọc để tăng hiệu quả giảm cân. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống quá nhiều nước để tránh tác hại không mong muốn.
Uống nhiều nước đi tiểu nhiều có tốt không?
Uống nhiều nước khiến đi tiểu nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ. Vì uống nhiều nước và đi tiểu nhiều sẽ gây áp lực lên thận, khiến thận phải tăng công suất đào thải để cân bằng điện giải bên trong cơ thể. Từ đó gây nên bệnh suy thận, gây loãng natri trong máu hoặc ngộ độc nước.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.