Filter Từ điển y khoa

Đau xương bàn chân

  • Tổng quan

    Filter

    Đau xương bàn chân là tình trạng viêm và đau nhức ở mu bàn chân do bàn chân bị biến dạng hoặc đi kích cỡ giày không phù hợp. Mặc dù đây không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng lại gây cản trở đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Các biện pháp để giảm đau xương bàn chân được áp dụng như nghỉ ngơi, chườm đá, đi giày có đế lót hoặc hỗ trợ vòm hấp thụ sốc.

  • Triệu chứng

    Filter

    Một số triệu chứng có thể thấy ở chứng đau xương bàn chân là:

    • Đau nhói, nhức hoặc rát ở phần mu bàn chân – phần lòng bàn chân ngay sau ngón chân.
    • Cơn đau trở nên trầm trọng khi đứng, chạy, uốn cong bàn chân hoặc đi bộ.
    • Đau nhói, tê hoặc ngứa ran ở ngón chân.
    • Cảm giác như có một viên sỏi trong giày.

    Đau xương bàn chân là tình trạng viêm và đau nhức ở mu bàn chân. Những biến dạng ở bàn chân hoặc kích cỡ giày không vừa vặn có thể gây ra hiện tượng này.

    Đau xương bàn chân gây đau nhói, nhức hoặc rát ở phần mu bàn chân. (Nguồn: Internet)

     

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Mặc dù các triệu chứng của đau xương bàn chân có thể được giải quyết mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua các cơn đau kéo dài vì chúng có thể tiềm ẩn các nguy cơ gây hại đến chân, xương và sức khỏe toàn diện. Hãy liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán nếu như con đau xương bàn chân kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nguyên nhân gây ra chứng đau xương bàn chân xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

    • Vận động với cường độ cao: Việc rèn luyện thể chất hay tập thể dục thường xuyên có thể khiến phần trước của bàn chân chịu lực tác động đáng kể.
    • Hình dạng bàn chân: Hình dạng bàn chân như vòm được nâng cao hoặc ngón chân trỏ dài hơn ngón cái gây ra mất cân xứng.
    • Biến dạng bàn chân: Những đôi giày không vừa vặn, đặc biệt là có kích thước nhỏ hoặc gót cao có thể gây ra dị tật ở cấu trúc bàn chân. Ngón chân cái hình búa, khiến ngón chân cong xuống hay những vết sưng viêm ở gốc ngón chân cái góp phần gây ra chứng đau cổ chân.
    • Cân nặng quá mức: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên xương bàn chân khi hoạt động dẫn đến tăng áp lực lên xương bàn chân. 
    • Giày không phù hợp: Giày không vừa vặn có thể gây ra những tổn thương lên xương bàn chân. Trong đó, giày cao gót làm tăng áp lực lên phía trước hay giày thể thao thiếu đệm cũng có thể làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
    • Gãy xương do căng thẳng: Gãy xương bàn chân hoặc đốt ngón chân có thể làm mất cân xứng trọng lượng bình thường trên bàn chân, dẫn đến đau bàn chân.
    • U thần kinh Morton: U thần kinh Morton có thể gây ra các triệu chứng tương tự như đau xương bàn chân và góp phần gây căng thẳng ở chân.
  • Nguy cơ

    Filter

    Đau xương bàn chân có thể phát triển ở hầu hết mọi người, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn do một số yếu tố nhất định. Những yếu tố này có thể bao gồm:

    • Tham gia các môn thể thao tác động mạnh đòi hỏi phải chạy và nhảy.
    • Mang giày không vừa vặn, giày cao gót hoặc giày thể thao không có đế đệm.
    • Thừa cân hoặc béo phì.
    • Gặp các vấn đề khác về bàn chân như vết chai ở lòng bàn chân hoặc ngón chân hình búa.
    • Bị viêm khớp như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout.

    Đau xương bàn chân có thể được gây ra bởi tình trạng thừa cân, béo phì hay hoạt động thể thao với cường độ mạnh.

    Mang giày cao gót gây ảnh hưởng đến chứng đau xương bàn chân. (Nguồn: Internet)

  • Phòng chống

    Filter

    Giảm bớt sự khó chịu liên quan đến chứng đau xương bàn chân bằng nhiều cách, bao gồm việc điều chỉnh lối sống, can thiệp bằng thuốc và các giải pháp chỉnh hình.

    • Nghỉ ngơi đầy đủ: Điều cần thiết là cần cho bàn chân được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tham gia các vận động mạnh. 
    • Liệu pháp áp lạnh: Chườm túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng có thể làm giảm đáng kể cơn đau và viêm. Bạn hãy thực hiện phương pháp điều trị này trong khoảng 20 phút và nhiều lần trong ngày. 
    • Can thiệp giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen natri hoặc aspirin có thể được sử dụng để giảm bớt sự khó chịu và các triệu chứng viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nên bạn cần thận trọng khi sử dụng chúng.
    • Lựa chọn giày dép phù hợp: Giày không vừa vặn có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, cho dù quá chật hay quá lỏng. Việc hạn chế đi giày cao gót và chọn giày dành riêng cho thể thao có thể làm tăng mức độ thoải mái trong các hoạt động của bạn.
    • Đệm xương bàn chân: Miếng đệm xương bàn chân có thể làm giảm áp lực cơ học, hạn chế chứng đau xương bàn chân.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 25/10/2023