Filter Từ điển y khoa

Đau thần kinh tọa

  • Tổng quan

    Filter

    Đau thần kinh tọa là cơn đau di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, được xuất phát từ lưng dưới qua hông, mông và đi xuống mỗi chân. Bệnh lý này thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm hoặc hệ xương phát triển quá mức gây áp lực lên một phần dây thần kinh dẫn đến viêm, đau nhức và tê ở phần chân.

    Mặc dù những cơn đau liên quan đến thần kinh tọa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng hầu hết đều tự khỏi sau vài tuần điều trị. Những trường hợp nặng sẽ bị yếu chân, thay đổi ruột hoặc bàng quang, do đó, cần phải tiến hành phẫu thuật.

    Đau thần kinh tọa là tình trạng cơn đau di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đường đi này xuất phát từ lưng dưới qua hông, mông và đi xuống mỗi chân.

    Thoát vị đĩa đệm gây ra đau thần kinh tọa ở nam giới. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi dọc theo đường dẫn truyền thần kinh. Đặc biệt là đường đi từ thắt lưng đến mông và mặt sau của đùi với bắp chân.

    Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, rát, thậm chí là cảm giác như bị điện giật. Tình trạng có thể nặng hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Một số trường hợp, người bệnh còn bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Đau thần kinh tọa nhẹ thường biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, bạn cần có sự thăm khám của bác sĩ khi các cơn đau kéo dài hơn một tuần, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn. Các cơn đau có thể bao gồm:

    • Đau đột ngột, dữ dội ở vùng thắt lưng hoặc ở chân, tê hoặc yếu cơ ở chân.
    • Đau sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp.
    • Ruột hoặc bàng quang có vấn đề.
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm ở cột sống hoặc do xương phát triển quá mức, được gọi là gai xương, hình thành trên xương cột sống. Hiếm gặp hơn, khối u có thể gây áp lực lên dây thần kinh. Ngoài ra, một số bệnh lý nền như tiểu đường cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh.

  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh tọa bao gồm:

    • Tuổi tác: Những thay đổi về tuổi tác liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai xương là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa.
    • Béo phì: Thừa cân làm tăng áp lực lên cột sống.
    • Nghề nghiệp: Một số công việc đòi hỏi phải mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể gây ra chứng đau trên.
    • Ngồi lâu: Những người ngồi nhiều hoặc ít vận động.
    • Bệnh tiểu đường: Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.

    Biến chứng

    Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép.

    Người lớn tuổi dễ mắc chứng đau thần kinh tọa. (Nguồn: Internet)

    Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn sau cơn đau thần kinh tọa mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương lên dây thần kinh, do đó, bạn cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi:

    • Mất cảm giác ở chân.
    • Yếu cơ ở chân.
    • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
  • Phòng chống

    Filter

    Đau thần kinh tọa khó ngăn ngừa và có thể quay lại bất cứ lúc nào. Do đó, để bảo vệ cột sống, bạn cần:

    • Luyện tập thể dục đều đặn: Vận động các cơ ở bụng và lưng dưới.
    • Giữ tư thế thẳng lưng khi ngồi: Chọn ghế có tựa lưng tốt, có tay vịn và chân đế xoay. Đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phần nhỏ của lưng để giữ đường cong bình thường, đồng thời giữ đầu gối và hông ngang bằng.
    • Điều hòa các tư thế khi hoạt động: Khi đứng lâu, thỉnh thoảng đặt một chân lên ghế đẩu hoặc hộp nhỏ. Không nâng các đồ vật quá nặng.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 26/10/2023