Suy tim sung huyết (Congestive Heart Failure) là bệnh tim mãn tính, làm giảm chức năng bơm máu của cơ tim khiến cơ thể không được đáp ứng đủ Oxy. Tình trạng này có thể dẫn tới ứ máu tại tim, phổi và các cơ quan khác trong cơ thể.
Suy tim sung huyết có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây Suy tim sung huyết
Suy tim sung huyết thường là hậu quả của những bệnh lý mạn tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tim mạch, hoạt động của tim như:
- Bệnh van tim: Hẹp van động mạch phổi, hẹp hở van hai – ba lá,…
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường.
- Rối loạn nhịp tim.
- Bệnh lý tuyến giáp.
- Thừa cân – Béo phì.
Triệu chứng bệnh lý
Khi mắc Suy tim sung huyết, người bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý sau:
- Mệt mỏi.
- Nhịp tim bất thường.
- Ho khan, khó thở, thở khò khè.
- Phù chi dưới do ứ dịch ở các bộ phận của cơ thể, điển hình là mắt cá, bàn chân.
- Tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào ban đêm.
- Khi ở mức độ Suy tim nặng, người bệnh có thể bị đau lan khắp cơ thể, da tái xanh do thiếu Oxy, ngất,…
Biến chứng bệnh Suy tim sung huyết
Suy tim sung huyết nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ để lại những biến chứng nặng nề cho người bệnh:
- Tổn thương gan, thận: Khi gan, thận không nhận được đủ lượng máu thường xuyên sẽ bị ảnh hưởng đến chức năng lọc chất thải và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
- Mất năng lượng: Cơ thể không có đủ Oxy sẽ bị mất sức, không thể thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự gắng sức.
- Nhịp tim bất thường: Người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim khiến cho quá trình lưu thông máu bị ngưng trệ, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
- Giảm chức năng của phổi: Tim không thể đưa máu vào – ra khỏi phổi kịp thời, làm tăng áp lực lên mạch máu trong phổi, khiến dịch bị tích tụ lại bên trong gây phù phổi.
Các phương pháp chẩn đoán Suy tim sung huyết
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu, chức năng gan, thận,…
- Điện tâm đồ.
- Chụp X-quang ngực đánh giá kích thước tim, có dịch ứ đọng trong phổi hay không và lượng dịch là bao nhiêu.
- Siêu âm tim.
- Chụp Cộng hưởng từ kiểm tra tổn thương tim.
Điều trị và phòng ngừa Suy tim sung huyết
Điều trị Suy tim sung huyết như thế nào?
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị Nội khoa hay Ngoại khoa phù hợp.
Nội khoa:
Sử dụng thuốc kê theo toa cho người bệnh:
- Thuốc chẹn Beta.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc ức chế men chuyển.
Ngoại khoa:
- Nong động mạch vành.
- Sửa van tim.
- Ghép tim.
Cách phòng ngừa suy tim
Để phòng ngừa Suy tim sung huyết, mỗi người cần ưu tiên điều trị duy trì những căn bệnh mãn tính sẵn có, đồng thời xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh:
- Giữ cân nặng ổn định, hợp lý.
- Tập thể dục thể thao phù hợp.
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Tránh để căng thẳng kéo dài.
Tình trạng sức khỏe có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của tim nói chung và gây bệnh Suy tim sung huyết nói riêng. Bởi vậy, đây là lí do mà mỗi người cần chú ý chăm sóc bản thân, kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm để phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý về tim mạch.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.