Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH 

05/11/2024

“Theo thống kê tại các nước phát triển, Thuyên Tắc Huyết Khối Tĩnh Mạch (viết tắt TTHKTM) đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân tử vong tim mạch. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 900.000 trường hợp bị TTHKTM, gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong hàng năm. Nguy cơ TTHKTM ở người bệnh nằm viện mà không được phòng ngừa dao động từ 10-80%…” Trích tài liệu “Hướng dẫn điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch” của Bộ Y tế. 

Vậy, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông) là bệnh gì? 

Bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (tên tiếng Anh venous thromboembolism) là sự hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu của hệ tuần hoàn, bao gồm: 

-Huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis): là tình trạng có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch sâu, thường ở chi dưới, chiếm phần lớn trong thực hành lâm sàng 

-Thuyên tắc phổi (pulmonary embolism): là sự tắc nghẽn cấp tính động mạch phổi do cục máu đông di chuyển từ hệ thống tĩnh mạch sâu, hoặc hình thành tại chỗ trong động mạch phổi. 

Huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis) 
Thuyên tắc phổi (pulmonary embolism) 

Vì sao phải dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch?  

Theo các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ mới mắc TTHKTM hàng năm xấp xỉ 100/100.000 dân tại Châu Âu và Bắc Mỹ, thấp hơn ở Châu Á (16/100.000 tại Đài Loan, 17/100.000 tại Hồng Kông, 57/100.000 tại Singapore), nhưng có xu hướng tăng lên. TTHKTM gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong hàng năm tại Hoa Kỳ. (Trích tài liệu “Hướng dẫn điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch” của Bộ Y tế) 

Bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả nếu chúng ta không bỏ sót 

Con số báo động: 

  • Theo thống kê trên worldthrombosisday.org, cứ 4 người trên thế giới sẽ có 1 người tử vong liên quan đến huyết khối (cục máu đông)  
  • Hơn 80% ca thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch không có triệu chứng 
  • 70% ca tử vong do thuyên tắc phổi chỉ được chẩn đoán sau khi giải phẫu tử thi 
  • Nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ 
  • Bệnh được xem là sát thủ thầm lặng 

Triệu chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì? 

Hơn 80% ca thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch không có triệu chứng 

Các triệu chứng có thể gặp, nhưng ít đặc hiệu khi bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bao gồm:  

  • Sưng, đau 1 hoặc 2 bên chân 
  • chênh lệch bắp chân 2 bên lớn hơn 3 cm 
  • biến đổi màu sắc da ở chân 
  • khó thở 
  • đau ngực 
  • ho ra máu 
  • chóng mặt, ngất 
  • đột tử 

Biến chứng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì? 

  1. Đột tử: đôi khi vừa là biểu hiện lâm sàng vừa là biến chứng 
  1. Hội chứng hậu huyết khối: loét tĩnh mạch, loạn sắc tố da… 
  1. Tăng áp phổi mạn tính sau thuyên tắc phổi (Chronic Thromboembolic Pulmonary Hypertension-CTEPH) 

Vì sao có cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch? 

Năm 1856, tác giả Virchow mô tả 3 bất thường diễn ra trong cơ thể, còn gọi là tam giác Virchow để giải thích thích cho sự hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch 

  • Bất thường tăng đông: bẩm sinh hoặc mắc phải 
  • Tổn thương thành mạch:  
  • Ứ trệ tuần hoàn: 

Các yếu tố nguy cơ của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là gì? 

Các yếu tố nguy cơ nội khoa cấp tính Các yếu tố nguy cơ nền 
Bệnh lý nội khoa cấp tính như nhồi máu cơ tim cấp, suy tim, suy hô hấp, nhiễm trùng cấp Ung thư đang tiến triển Đang điều trị ung thư (liệu pháp hormone, hóa trị, xạ trị) Bệnh viêm đại tràng Hội chứng thận hư Rối loạn tăng sinh tủy Tiểu hemoglobin kịch phát về đêm Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm Lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Bất động Tuổi cao Béo phì Giãn tĩnh mạch Tiền sử thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch Dùng thuốc viên ngừa thai có estrogen hoặc điều trị hormon thay thế Liệt chi dưới Bệnh lý tăng đông mắc phải hoặc di truyền  
Bác sĩ thăm khám và đánh giá dự phòng biến chứng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho mọi người bệnh khi nhập viện, đặc biệt người bệnh Hồi sức tích cực 

DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI CHO NGƯỜI BỆNH nhập viện BẰNG CÁCH NÀO? 

1. Biện pháp không dùng thuốc: 

  •  Vận động sớm: áp dụng cho mọi người bệnh, đặc biệt bệnh nặng, người bệnh điều trị tại khoa hồi sức tích cực; 
  •  Bơm hơi áp lực ngắt quãng: khi có chống chỉ định với thuốc kháng đông. 

2. Biện pháp dùng thuốc: 

  •  Thuốc kháng đông: là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả cao nhất, được khuyến cáo mạnh nhất bởi các hiệp hội Y khoa nổi tiếng trên toàn thế giới 

Khuyến cáo của hội Tim mạch Việt Nam 2022:  

TẤT CẢ người bệnh nhập viện đều phải được đánh giá nguy cơ và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, trong đó: 

  • Thang điểm PADUA được dùng để đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở nhóm người bệnh nội khoa, thang điểm CAPRINI cho nhóm người bệnh ngoại khoa 
  • Khi điểm PADUA lớn hơn hoặc bằng 4, người bệnh có chỉ định dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. 
  • Thang điểm IMPROVE được dùng để đánh giá nguy cơ xuất huyết khi dùng thuốc kháng đông. Với điểm IMPROVE lớn hơn hoặc bằng 7, người bệnh có nguy cơ xuất huyết cao, cần điều chỉnh hoặc lựa chọn phương án dự phòng thích hợp. 

NGUY CƠ XẢY RA KHI DỰ PHÒNG THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH? 

Chảy máu là biến chứng có thể xảy ra khi dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch bằng thuốc kháng đông. 

Tùy cơ quan và mức độ xuất huyết mà sẽ có các biểu hiện lâm sàng tương ứng. Có thể chải chảy máu nhẹ như bầm máu dưới da, chảy máu chân răng, đến chảy máu nặng nề hơn như nôn ra máu, ho ra máu, tiểu ra máu hoặc xuất huyết não. 

Các CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI DÙNG KHÁNG ĐÔNG là gì? 

  • Suy thận nặng 
  • Suy gan nặng 
  • Xuất huyết não 
  • Tình trạng xuất huyết đang tiến triển (xuất huyết do loét dạ dày tá tràng…) 
  • Tiền sử xuất huyết giảm tiểu cầu 
  • Dị ứng thuốc kháng đông 
  • Rối loạn đông máu di truyền hay mắc phải 
  • Chọc dò tuỷ sống 
  • Đang dùng các thuốc kháng đông (ví dụ: aspirin, clopidogrel, warfarin với INR>2 …) 
  • Số lượng tiểu cầu <100.000/mm3 
  • Tăng huyết áp nặng chưa được kiểm soát 
  • Vừa mới trãi qua phẫu thuật sọ não, phẫu thuật tuỷ sống hay có xuất huyết nội nhãn cầu 

Vì sao dự phòng thuyên tắc huyết khối lại quan trọng, mặc dù người bệnh phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết? 

Khi so sánh giữa điều trị và dự phòng, các lợi điểm vẫn nghiêng về hướng dự phòng thuyên tắc huyết khối. 

CHIẾN LƯỢC DỰ PHÒNG ĐIỀU TRỊ 
Liều thuốc Thấp hơn (ví dụ: enoxaparin 0.4ml/ngày) Cao hơn (ví dụ: enoxaparin 1mg/kg x 2 lần/ngày) Thuốc tiêu sợi huyết Can thiệp đặt lưới lọc TM chủ dưới Phẫu thuật lấy huyết khối…. 
Thời gian Trong thời gian nằm viện Kéo dài ít nhất 3 tháng, có thể kéo dài vô thời hạn 
Nguy cơ chảy máu Thấp hơn Rất cao 
Hiệu quả, kinh tế Tiết kiệm chi phí Hiệu quả cao Tốn kém do nhiều biến chứng nặng, nguy hiểm, đe dọa tính mạng 

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là một tình trạng bệnh lý dễ bỏ sót trên lâm sàng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu chẩn đoán chậm trễ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng thuốc hoặc biện pháp cơ học kết hợp với vận động sớm. 

Tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ lành nghề, phản ứng nhanh, cùng hệ thống máy móc tiên tiến và quy trình phác đồ khoa học để dự phòng biến chứng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho mọi người bệnh khi nhập viện.  

Liên hệ đăng ký thăm khám ở bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn TẠI ĐÂY.

_ BS.CK1. Trần Hùng | Khoa Nội tim mạch _