Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Người trên 50 tuổi nên đi tầm soát bệnh lý mạch máu

12/12/2024

Bệnh lý mạch máu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như lóc tách động mạch chủ, phình và vỡ phình động mạch, hẹp tắc thiếu máu tạng, chi…. Tầm soát bệnh lý mạch máu giúp người bệnh phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.  

Hiện nay, bệnh lý mạch máu ngày càng gia tăng về số lượng và độ phức tạp của bệnh. Những dấu hiệu của bệnh lý mạch máu thường ít được nhận biết và dễ bị người dân bỏ qua. Theo các bác sĩ tim mạch, với tình hình dân số ngày càng già đi, cũng như các tình trạng rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, ít vận động…là các yếu tố thuận lợi gây ra sự gia tăng các bệnh lý mạch máu cũng như các tổn thương mạch máu phức tạp. Các biến chứng của bênh lý mạch máu thường gây những thương tổn khó hồi phục hoặc để lại di chứng, thậm chí tử vong, và chi phí điều trị gia tăng.   

Chủ động tầm soát để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mạch máu  

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, con người ngày càng quan tâm đến các phương pháp chủ động và phòng ngừa các bệnh lý từ giai đoạn sớm. Đối với bệnh mạch máu, tầm soát sẽ giúp phát hiện cùng lúc nhiều bệnh lý liên quan. Đây được xem là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và xảy ra những biến chứng không mong muốn. 

Ai là người nên đi tầm soát bệnh mạch máu?  
– Người trên 60 tuổi 
– Người trên 50 tuổi mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, có thói quen hút thuốc lá, gia đình có người từng bị bệnh lý mạch máu 
– Người nhỏ hơn 50 tuổi có đái tháo đường  
– Người có bệnh lý xơ vữa động mạch (mạch vành, mạch máu não, mạch máu ngoại biên) hoặc những bênh liên quan (phình động mạch chủ, bệnh thận mạn…) 

Những dấu hiệu của bệnh lý mạch máu thường dễ bị bỏ qua

Những dấu hiệu của bệnh lý mạch máu thường dễ bị bỏ qua 

Để phát hiện bệnh lý mạch máu, người bệnh cần phải thực hiện những chỉ định gì? 

– Đo ABI và vận tốc sóng mạch: xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá bệnh động mạch ngoại biên, giúp xác định tình trạng động mạch bị tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Bệnh động mạch ngoại biên thường gây đau cơ bắp chân khi đi bộ, nặng hơn có thể gây tê, yếu hoặc liệt chân. Bệnh động mạch ngoại biên làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, đặc biệt trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đi kèm. 

Thực hiện đo ABI giúp xác định tình trạng động mạch bị tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến các chi

Thực hiện đo ABI giúp xác định tình trạng động mạch bị tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu đến các chi 

– Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới: siêu âm chi dưới giúp chẩn đoán tổn thương bệnh lý tại các động mạch, tĩnh mạch chi dưới nhằm đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch và phát hiện sớm tình trạng hẹp, tắc mạch máu 2 chân. 

– Siêu âm Doppler màu tim: Siêu âm Doppler là một thăm dò chẩn đoán giúp đánh giá chức năng tim và các bệnh lý tim, mạch máu như tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim… 

Chụp X-quang tim phổi thẳng: cung cấp hình ảnh của các cấu trúc trong và xung quanh lồng ngực để xác định các bất thường ở tim, nhu mô phổi, trung thất và động mạch chủ ngực. 

Siêu âm động mạch cảnh: giúp đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch và khảo sát tình trạng hẹp tắc động mạch cảnh (động mạch nuôi não).  

Siêu âm bụng tổng quát: giúp khảo sát động mạch chủ bụng nhằm phát hiện phình động mạch chủ, hẹp tắc động mạch chủ chậu và các bất thường cơ quan trong ổ bụng. 

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm thường quy tầm soát các yếu tố nguy cơ bao gồm: tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu; định lượng glucose máu; chức năng gan, thận; mỡ máu… 

Sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh lý mạch máu, người bệnh cần gặp ngay bác sỹ để được trao đổi về việc thực hiện các xét nghiệm nâng cao nhằm chẩn đoán chính xác. Tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện thêm các chỉ định nâng cao như: chụp cắt lớp vi tính động mạch chi dưới, động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng, động mạch cảnh nhằm đưa ra kế hoạch điều trị kịp thời, ngăn ngừa diễn tiến thành các biến chứng xấu. 

Hoàn Mỹ Sài Gòn là đơn vị y tế với hơn 25 năm xây dựng và phát triển, là thành viên thứ 27 Trạm cấp cứu vệ tinh 115. Trải qua 7 năm liên tục dẫn đầu khối Tư Nhân trong các kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 Tiêu Chí của Bộ Y Tế (2015,2016, 2017, 2018, 2019, 2021, 2022) 

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Địa chỉ: 60-60A Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Hotline: (028) 3990 2468