Tin tức y tế

Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

26/09/2023

Hen suyễn, hay còn gọi là hen phế quản, là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của căn bệnh hen suyễn ngay bây giờ để tránh tình huống nguy hiểm xảy ra.

>>> Xem thêm:

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn (tên gọi khác: hen phế quản, Asthma), là bệnh mãn tính liên quan đến hệ hô hấp. Khi cơn hen suyễn xảy ra, niêm mạc ở ống phế quản sưng to, co thắt, kích ứng và viêm nhiễm. Điều này khiến đường dẫn tụ khí hẹp lại, lưu lượng không khí vào phổi khó khăn hơn.

Nếu bệnh càng nghiêm trọng, đường dẫn khí càng thu hẹp. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, khò khè cả ngày đêm rất khó chịu. Về lâu dài, sức để kháng của người bệnh giảm, ảnh hưởng đến toàn hệ miễn dịch. Do đó, cần phải điều trị kịp thời để chấm dứt tình trạng trên.

Hen suyễn là bệnh mãn tính liên quan đến hệ hô hấp
Khi cơ hen suyễn xảy ra, đường dẫn tụ khí hẹp lại, lưu lượng không khí vào phổi ít hơn (Nguồn: Internet)

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn

Một số triệu chứng điển hình mà bạn có thể mắc bệnh hen suyễn cần phải kể đến:

  • Ho nhiều, đặc biệt ho vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm.
  • Thở khò khè, có tiếng rít khi thở.
  • Có cảm giác bị hụt hơi.
  • Xuất hiện những cơn đau, cơn tức ngực Khó ngủ do khó thở.

>>> Xem thêm: 15 cách trị ho tại nhà không cần kháng sinh hiệu quả, nhanh khỏi

Nguyên nhân gây ra hen suyễn

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn:

  • Có bệnh lý như viêm xoang, cảm lạnh, cúm làm tăng hen suyễn.
  • Các dị ứng gây ra như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng và mạt bụi… khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây co thắt ống phế quản gây hen suyễn.
  • Sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc không khí lạnh khiến cơ thể phản ứng mạnh bằng ho dữ dội, khó thở.
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản kích thích các mao mạch trên họng gây ra ngứa ngáy khó chịu, kích thích hen suyễn.
  • Một số cảm xúc mạnh như lo lắng, cười, buồn hoặc căng thẳng có thể gây co thắt cơ trơn trong ống phế quản và gây ra bệnh hen suyễn.

Nguyên nhân hen suyễn xuất phát có thể khác nhau ở mỗi người, ở một hoặc nhiều triệu chứng cùng lúc. Do đó, để xác định chính xác bạn có bị hen suyễn hay không, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.

Những hệ lụy của bệnh hen suyễn đối với cuộc sống, sức khỏe

Hen suyễn nặng không được điều trị sớm gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe và đời sống của người bệnh về lâu dài, trong đó:

  • Mất sự tập trung trong học tập, làm việc: Cơn ho và khó thở kéo dài vào ban đêm khiến bạn không có giấc ngủ trọn vẹn và chất lượng. Từ đó, khiến bạn mệt mỏi và không có năng lượng cho ngày hôm sau.
  • Chất lượng cuộc sống giảm đi: Sự khó chịu và căng thẳng do các triệu chứng hen suyễn có thể gây ra sự giới hạn trong các hoạt động hàng ngày và sự tận hưởng cuộc sống. Người bệnh có thể tránh xa các tình huống có thể kích thích triệu chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống xã hội và tâm lý.
  • Ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng: Hen suyễn có thể tạo ra áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ gia đình và tình yêu. Người bệnh và người thân có thể phải thay đổi cách sống và thời gian để thích nghi với bệnh tình.
  • Nguy cơ tử vong và biến chứng nguy hiểm: Mặc dù tỷ lệ tử vong do hen suyễn thấp so với các bệnh mãn tính khác, nhưng bệnh này vẫn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, suy hô hấp, và ngừng hô hấp.
  • Tác động đến phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ cao hơn mắc các biến chứng như tiền sản giật, xuất huyết âm đạo, và sinh non. Điều này đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý đặc biệt trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trong tất cả các trường hợp, việc kiểm soát và điều trị hen suyễn đúng cách là rất quan trọng để giảm bớt tình trạng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

>>> Xem thêm: Ho vài tháng không khỏi phải làm sao?

Điều trị bệnh hen suyễn – khó hay dễ?

Bệnh hen suyễn có chữa được không là câu hỏi của nhiều người thắc mắc. Đến nay, bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể điều trị được nhưng cần có thời gian và sự kiên trì. Ngoài ra, bệnh lý nặng hay nhẹ cũng quyết định đến việc điều trị khó hay dễ. 

Người mắc bệnh nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được cơn hen suyễn, chỉ cần sử dụng thuốc cho bác sĩ và tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, đối với những người có bệnh nặng, việc điều trị sẽ diễn ra khó khăn hơn và cần nhiều thời gian hơn, đòi hỏi người bệnh nhiều yêu cầu hơn.

Để thời gian điều trị diễn ra tốt, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ trong việc kiểm soát bệnh.

Phương pháp điều trị hen suyễn
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân hen suyễn để có phương pháp điều trị khác nhau (Nguồn: Internet)

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ em và người lớn

Ai cũng có thể bị hen suyễn. Do đó, phòng ngừa bệnh, bao gồm cho cả người lớn và trẻ em là điều cần thiết. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần cung cấp sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời liên tục để tăng sức đề kháng cho con.
  • Không tiếp xúc với khói thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất gây hại đến đường hô hấp của trẻ nếu hít phải, làm gia tăng bệnh hen suyễn.
  • Kiểm soát các loại dị ứng: Theo dõi và kiểm tra trẻ thường sẽ bị những loại Dị ứng nào để tránh những loại đó. Bao gồm, không giới hạn: thời tiết, thức ăn, hóa chất, các tác động khác từ môi trường bên ngoài.
  • Tiêm chủng vacxin: Tiêm vacxin đầy đủ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến hen suyễn. Bệnh tình sé thuyên giảm và khỏi hẳn nếu như bạn phát hiện ra sớm và còn nhẹ. Để tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác, bạn có thể tham khảo tại Tin tức y tế. Để thăm khám và điều trị, hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt hẹn lịch trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống Hoàn Mỹ.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.