Đau bụng kinh hay còn gọi “mùa rụng dâu” là hiện tượng xảy ra ở phụ nữ theo chu kỳ phổ biến là 1 lần/ tháng. Hiện tượng đau này có nhiều mức độ khác nhau, có những người sẽ đau ở mức độ vừa phải, cũng có người đau đến mức cần phải uống thuốc hay dùng những biện pháp dân gian để kìm bớt cơn đau. Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
>>> Xem thêm:
- Đau bụng bên trái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh
- Mắt trái giật là điềm hay bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục
Đau bụng kinh là gì?
Hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là những cơn đau quằn quại ở vị trí vùng bụng dưới bởi sự co bóp của tử cung.
Cơn đau thường nằm ở mức vừa phải, tuy nhiên ở một số trường hợp cơn đau lại rất nghiêm trọng khiến những sinh hoạt, công việc thường ngày bị hạn chế và thậm chí là bị trì hoãn trong vài ngày.
Các loại đau bụng kinh
Dưới đây là hai loại đau bụng kinh mà có thể bạn cần biết
Đau bụng kinh nguyên phát
Thời gian khi đang hoặc sắp đến kỳ kinh nguyệt thường xảy ra trước 1-2 ngày và cơn đau sẽ kéo dài từ 24-48 tiếng.
Một số triệu chứng như đau lưng, buồn nôn, mệt mỏi sẽ đến khi “mùa dâu tới”. Tuy nhiên cơn đau cùng với các triệu chứng sẽ giảm dần hay chấm dứt sau vài ngày kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
>>> Xem thêm: Lupus ban đỏ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau bụng kinh thứ phát
Chỉ đau do các bệnh lý hoặc nhiễm trùng đường sinh sản nữ như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hạch tử cung…
Đau bụng kinh thứ phát bắt đầu sớm trong chu kỳ kinh nguyệt và có thể kéo dài hơn bình thường, xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, các bạn nữ sẽ không cảm thấy mệt mỏi, bị tiêu chảy hay buồn nôn.
Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
Thông thường, trứng sẽ rụng đều đặn theo tháng. Trong trường hợp trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thì trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi bằng cách di chuyển qua đường ống dẫn trứng đến tử cung
Trong trường hợp trứng và tinh trùng không gặp nhau thì tử cung sẽ đẩy trứng và lớp niêm mạc ra khỏi cơ thể bằng cách co bóp. Khi đó, thuật ngữ “kinh nguyệt” được hình thành để mô tả cho hiện tượng trên.
Mạch máu của niêm mạc tử cung sẽ bị chèn ép khi thành tử cung co lại, sẽ làm co thắt tử cung bởi các mô trong tử cung bị thiếu oxy, điều này sẽ làm các bạn nữ đau hơn.
Ngoài ra, trong vài ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, cơ thể tăng sản xuất một chất hóa học khác gọi là prostaglandin. Chất này khiến các cơ tử cung co bóp mạnh hơn và lực lớn hơn, dẫn đến mức độ đau tăng lên trong giai đoạn này.
Ngoài những nguyên nhân được liệt kê ở trên, nhiều bệnh khác nhau có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng kinh như viêm vùng chậu, bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…
>>> Xem thêm:
- Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Những triệu chứng khi bị đau bụng kinh
Đau bụng dưới là triệu chứng dễ thấy khi đến kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể kéo dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bạn.
Theo thường lệ thì cơn đau sẽ xuất hiện từ 1-2 ngày trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể sớm hơn vài ngày. Thời điểm đau nhất nằm trong khoảng 24h đầu tiên, đến những ngày sau thì cơn đau sẽ giảm dần.
Cơn đau có thể lan đến vùng đùi và lưng tùy theo mức độ co bóp của tử cung. Ngoài ra, các bạn nữ còn có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,…
Một số biện pháp giúp giảm đau
Đối với nhiều phụ nữ, cơn đau bụng kinh dữ dội kéo dài khiến họ mệt mỏi về thể chất và không thể làm việc hay sinh hoạt. Trong trường hợp quá đau và cần tìm cách điều trị tạm thời, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Chườm túi ấm
Làm ấm dạ dày bằng chai nước ấm hoặc nước nóng sẽ giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh. Nếu có thời gian, hãy tắm nước ấm để thư giãn cơ bụng, lưng và chân.
Massage
Để giúp thư giãn cơ xương chậu, bạn hãy massage bụng để giảm bớt tình trạng đau bụng dưới cũng như kết hợp với hạnh nhân, đinh hương hay tinh dầu hoa hồng để hỗ trợ giảm đau.
Dùng gừng tươi
Uống nước gừng có thể làm giảm đáng kể tình trạng mất máu trong kỳ kinh nguyệt và ngăn ngừa thiếu máu.
Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ và giãn cơ được coi là thuốc giảm đau tự nhiên vì nó giúp giải phóng hormone endorphin.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh. Phụ nữ nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie, kẽm, axit béo, vitamin B1, B6 và vitamin E, tránh thức ăn béo, cay và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, caffeine hoặc hút thuốc vì chúng có thể làm tăng cơn đau.
Ngủ ngon và đủ giấc
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi có thể gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, nên chú ý tư thế ngủ đúng để thư giãn cơ bụng, thúc đẩy tuần hoàn máu, khi đó sẽ giúp cơn đau được giảm đi đáng kể.
Dùng thuốc giảm đau
Việc sử dụng thuốc giảm đau không được khuyến khích nhưng nếu các phương pháp chăm sóc trên không hiệu quả thì có thể sử dụng sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Thuốc giảm đau không kê đơn như Motrin và Tylenol làm giảm viêm, làm dịu cơn đau cơ và giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả và ngay lập tức.
Khi nào cần tìm đến bác sĩ để khám
Đau bụng kinh là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tuy nhiên nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu sau đây thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tìm phương pháp điều trị.
- Đau bụng dữ dội gây ảnh hưởng đến đời sống và công việc hàng ngày.
- Cơn đau ngày càng có dấu hiệu trầm trọng và không bớt.
- Đau dữ dội
Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng cũng như một số biện pháp giúp giảm đau bụng kinh. Là phụ nữ thì bạn phải trải qua những cơn đau như vậy với khoảng thời gian rất dài, vậy nên hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau khi đến tháng. Để nhận được tư vấn miễn phí từ hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ, truy cập TẠI ĐÂY, tin tức y tế hay gọi qua số HOTLINE ngay!
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.