Theo nghiên cứu về di truyền của Virút H5N1 gây dịch ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay, khu vực Đồng bằng Cửu Long chủ yếu là virút thuộc nhánh 1, khu vực đồng bằng sông Hồng là Virút nhánh 2,3,4. Các nhánh virút này đang tiếp tục biến đổi. Chương trình giám sát cúm trên gà nhập lậu tại các tỉnh biên giới cho thấy, virút H5N1 nhánh 7 đã gây dịch ở Trung Quốc và có khả năng lây bệnh cho người rất cao.
Kết quả giám sát sự lưu hành virút H5N1 tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, tỷ lệ số đàn gia cầm có virút H5N1 chiếm 1,68%. Những tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Cửu Long có tỷ lệ virút lưu hành cao ở đàn vịt. Điều này cho thấy nguy cơ bùng phát dịch từ vịt chạy đồng ở khu vực này vẫn là rất lớn. Trong khi đó, khu vực phía Bắc lại có tỷ lệ virút lưu hành cao trong đàn gà. Cũng theo kết quả giám sát, chưa thể khẳng định dịch cúm gia cầm lây lan qua chim hoang dã.
Cũng theo ông Quang Anh, kết quả giám sát sự lưu hành virus H5N1 tại 20 tỉnh, thành phố cả nước cho thấy, tỷ lệ số đàn gia cầm có virus H5N1 chiếm 1,68%. Các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ virus lưu hành cao ở vịt: Vĩnh Long (9,52%), Trà Vinh (8,97%), Sóc Trăng (5,32%),… Vì vậy, nguy cơ bùng phát dịch từ vịt chạy đồng ở khu vực này vẫn rất lớn. Trong khi đó, những tỉnh Bắc bộ lại có tỷ lệ virus lưu hành trong các đàn gà cao như: Hải Dương, Quảng Ninh…”. Theo báo cáo Cục Thú y, tính đến ngày 26/8/2008, cả nước hiện chỉ còn tỉnh Bến Tre có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Theo TTXVN
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.