Filter Từ điển y khoa

Rối loạn thách thức chống đối

  • Tổng quan

    Filter

    Rối loạn thách thức chống đối (ODD) là tình trạng bao gồm các biểu hiện thường xuyên và liên tục như tức giận, khó chịu, tranh cãi và thách thức liên tục đối với những người có quyền lực như cha mẹ. Tình trạng này cũng thể hiện sự ác ý có chủ đích và thiên hướng trả thù – những đặc điểm được coi là tính thù hận. 

    Những vấn đề về cảm xúc và hành vi của ODD có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống gia đình, hoạt động xã hội, trường học và công việc. Tuy nhiên, với tư cách là cha mẹ, bạn không nên cố gắng để kiểm soát hành vi, thái độ của con khi mắc rối loạn thách thức chống đối. Việc bạn có thể làm là tìm kiếm sự hỗ trợ hay lời khuyên của bác sĩ sức khỏe tâm thần. Điều này có thể giúp tìm ra phương hướng cải thiện tình trạng ở trẻ.

    Điều trị ODD bao gồm việc học các kỹ năng và cách kiểm soát hành vi. Điều này có thể thúc đẩy sự tương tác và giải quyết các hành vi gây rối. Ngoài ra, một số liệu pháp khác bao gồm sử dụng thuốc cũng có thể giúp điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan.

    Rối loạn thách thức chống đối là tình trạng bao gồm các biểu hiện thường xuyên và liên tục như tức giận, khó chịu, tranh cãi và thách thức liên tục đối với những người có thẩm quyền như cha mẹ.

    Trẻ bị ODD dễ tức giận, tranh cãi và thách thức với người khác. (Nguồn: Internet)

  • Triệu chứng

    Filter

    Việc phân biệt một đứa trẻ có tính khí mạnh mẽ hoặc giàu cảm xúc với một đứa trẻ mắc chứng rối loạn thách thức chống đối ngày càng trở nên phức tạp. Các hành vi chống đối thường biểu hiện khác nhau tùy vào giai đoạn phát triển của trẻ.

    Triệu chứng khởi phát

    Các triệu chứng của rối loạn thách thức chống đối thường khởi phát trước giai đoạn trẻ đến tuổi thiếu niên, đặc biệt là những năm học mẫu giáo. Những hành vi chống đối và thách thức này diễn ra nhất quán và có tác động lâu dài, gây ra những gián đoạn đáng kể trong các mối quan hệ, chức năng xã hội, kết quả học tập và cuộc sống gia đình.

    Triệu chứng cốt lõi

    Các triệu chứng của ODD thường tồn tại tối thiểu sáu tháng và có thể được phân thành ba nhóm chính:

    1. Tâm trạng tức giận và cáu kỉnh
    • Thường xuyên mất bình tĩnh khi có sự khiêu khích.
    • Thể hiện sự nhạy cảm và khó chịu cao độ đối với người khác.
    • Thường xuyên thể hiện sự tức giận và oán giận.
    1. Hành vi tranh cãi và thách thức
    • Thường xuyên tranh chấp với các nhân vật có thẩm quyền hoặc người lớn.
    • Không tuân theo hoặc từ chối việc tuân thủ các quy tắc hoặc yêu cầu do người lớn đặt ra.
    • Cố tình gây rối và làm phiền mọi người.
    • Đổ hết lỗi cho người khác khi bản thân gây ra vấn đề.
    1. Hành vi gây tổn thương và trả thù
    • Thốt ra những lời nhận xét tàn nhẫn hoặc ác ý gây đau khổ.
    • Tham gia vào hành vi nhằm gây tổn hại hoặc trả thù người khác.
    • Đã có hành vi báo thù ít nhất hai lần trong vòng sáu tháng qua.

    Mức độ nghiêm trọng

    Mức độ nghiêm trọng của hội chứng rối loạn thách thức chống đối có thể được phân thành ba cấp độ:

    • Nhẹ: Các triệu chứng chỉ xảy ra ở một môi trường duy nhất như ở nhà, trường học, nơi làm việc hoặc giữa các bạn cùng lứa tuổi.
    • Trung bình: Các triệu chứng biểu hiện ở ít nhất hai hoàn cảnh khác nhau.
    • Nghiêm trọng: Các triệu chứng xuất hiện ở ba tình huống trở lên.

    Đôi khi, các triệu chứng ban đầu chỉ xuất hiện ở nhà nhưng dần dần lan sang các môi trường khác, chẳng hạn như trường học hoặc các hoạt động xã hội.

    Phát hiện triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của rối loạn thách thức chống đối có thể là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa và can thiệp điều trị tránh các hành vi gây rối và thúc đẩy tương tác giữa gia đình và xã hội một cách lành mạnh.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Trẻ em mắc chứng rối loạn thách thức chống đối thường thiếu nhận thức về những hành vi cũng như thái độ của mình. Thay vì nhận ra vấn đề, những đứa trẻ thường thấy những kỳ vọng vô lý từ người khác hoặc đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài. Bởi vì trẻ nhỏ khó có thể tự tìm kiếm sự giúp đỡ, nên cha mẹ chủ động can thiệp khi nhận thấy các dấu hiệu của ODD là vô cùng cần thiết.

    Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm đến các chuyên gia tâm lý về rối loạn hành vi. Với sự hỗ trợ của chuyên gia, cha mẹ có thể tìm ra phương pháp can thiệp tốt nhất nhằm kiểm soát hành vi của những đứa trẻ ngang bướng, cải thiện sức khỏe tâm thần và hành vi của chúng.

    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    Nguyên nhân gây ra chứng ODD chưa được công bố rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường.

    • Vấn đề di truyền: Tính khí bẩm sinh của trẻ và sự khác biệt trong chức năng não có thể làm tăng nguy cơ.
    • Môi trường sống: Vấn đề trong việc nuôi dạy con cái như giám sát không đầy đủ, kỷ luật không nhất quán hoặc lạm dụng/bỏ bê có thể gây ra hội chứng rối loạn thách thức chống đối.

    Mặc dù nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể đến từ nhiều yếu tố. Nhưng cách tiếp cận, nuôi dạy con cái đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra những hành vi chống đối và thách thức ở trẻ.

  • Nguy cơ

    Filter

    Yếu tố góp phần gây ra rối loạn thách thức chống đối xuất phát từ những đặc điểm cá nhân, động lực gia đình và các điều kiện môi trường bên ngoài.

    Kỷ luật trẻ một cách thất thường dẫn đến rối loạn thách thức chống đối. (Nguồn: Internet)

    Những yếu tố góp phần gây ra hội chứng rối loạn thách thức chống đối có thể xuất phát từ những đặc điểm cá nhân, động lực gia đình và các điều kiện môi trường bên ngoài.

    1. Đặc điểm tính khí:
    • Khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc: Trẻ thể hiện những thách thức trong việc kiểm soát cảm xúc của mình và phản ứng mạnh mẽ trước các tình huống bất lợi sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn thách thức chống đối.
    1. Gia đình và sự giáo dục, nuôi dạy con cái 
    • Lạm dụng hoặc bỏ bê: Một đứa trẻ bị lạm dụng hoặc bỏ bê sẽ dễ mắc ODD hơn.
    • Kỷ luật không nhất quán hoặc khắc nghiệt: Kỷ luật trẻ một cách thất thường hoặc trừng phạt quá mức có thể dẫn đến rối loạn thách thức chống đối.
    • Thiếu sự giám sát: Việc thiếu sự giám sát đầy đủ của cha mẹ là yếu tố gây ra sự phát triển của ODD.
    • Gia đình không hòa thuận: Môi trường sống hoặc các mối quan hệ trong gia đình không ổn định có thể là một yếu tố góp phần.
    • Sức khỏe tâm thần của cha mẹ: Cha mẹ có tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc rối loạn sử dụng dược chất có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn ở trẻ.
    1. Yếu tố môi trường
    • Khen thưởng quá mức: Hội chứng rối loạn thách thức chống đối có thể đến từ sự khen thưởng quá mức hay sự chú ý của bạn bè.
    • Kỷ luật không nhất quán: Các hành động kỷ luật không nhất quán từ giáo viên hoặc các nhân vật có thẩm quyền khác có thể tác động gây ra hội chứng rối thách thức chống đối.

    Nhận biết các yếu tố nguy cơ là điều cần thiết để can thiệp và điều trị nếu tình hình không có nhiều tiến triển. Điều này cho phép các chuyên gia tâm lý có thể xây dựng một kế hoạch phù hợp với từng cá nhân, tập trung vào điều chỉnh hành vi và hỗ trợ tinh thần giảm thiểu các tác động xấu.

  • Phòng chống

    Filter

    Việc ngăn ngừa hội chứng ODD là một thử thách cam go. Tuy nhiên, chiến lược nuôi dạy con cái tích cực và can thiệp sớm có thể đem lại hiệu quả. Điều này có thể giúp khôi phục lòng tự trọng, hàn gắn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ đó ngăn ngừa tiến triển của tình trạng.

    Việc kiểm soát bệnh càng sớm thì khả năng hồi phục càng được đảm bảo. Tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia là điều cần thiết để đối phó và điều chỉnh hành vi trước khi chứng rối loạn thách thức chống đối trở nên trầm trọng.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 25/10/2023