Filter Từ điển y khoa

Đau tim

  • Tổng quan

    Filter

    Đau tim là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng. Sự tắc nghẽn này thường do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác trong động mạch tim. 

    Quá trình tích tụ chất béo có chứa cholesterol tạo ra các mảng bám có thể gây ra xơ vữa động mạch. Đôi khi, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn dòng máu, làm hỏng hoặc phá hủy một phần cơ tim.

  • Triệu chứng

    Filter

    Đàn ông từ 45 tuổi trở lên và phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đau tim hơn người trẻ.

    Những cơn đau tim thường xảy ra ở người lớn tuổi. (Nguồn: Internet)

    Các triệu chứng của cơn đau tim rất đa dạng, có thể bao gồm:

    • Đau ngực, căng cứng, tức ngực hoặc đau nhức.
    • Đau hoặc khó chịu lan đến vai, cánh tay, lưng, cổ, hàm, răng.
    • Đổ mồ hôi lạnh.
    • Mệt mỏi.
    • Ợ nóng hoặc khó tiêu.
    • Chóng mặt hoặc hoa mắt đột ngột.
    • Buồn nôn.
    • Hụt hơi.

    Đôi khi, dấu hiệu triệu chứng đầu tiên của cơn đau tim là ngừng tim đột ngột.

    Một số cơn đau tim xuất hiện đột ngột hoặc có thể gặp các triệu chứng cảnh báo trước nhiều giờ, nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

  • Khi nào cần đến bệnh viện

    Filter

    Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến đau tim, bạn cần:

      • Gọi cấp cứu hoặc gặp bác sĩ ngay lập tức: Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc ai đó đang bị đau tim, cần gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc tìm kiếm sự trợ y tế ngay lập tức.
    • Sử dụng thuốc đau tim theo chỉ định bác sĩ: Một số loại thuốc được chỉ định có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến các cơn đau tim. Tuy nhiên, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Dùng nitroglycerin: Thực hiện theo hướng dẫn trong khi chờ đợi sự trợ giúp khẩn cấp.
    • Dùng aspirin: Thuốc aspirin được sử dụng khi bị đau tim có thể làm giảm tổn thương tim bằng cách ngăn ngừa đông máu. Tuy nhiên, aspirin có thể tương tác với các loại thuốc khác.
    Đặt Lịch Hẹn
  • Nguyên nhân

    Filter

    ch, làm giảm lưu lượng máu đến tim.

    • Sự tắc nghẽn hoàn toàn cấp tính: Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI).
    • Tắc nghẽn một phần: Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI). Tuy nhiên, một số người bị nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI) bị tắc nghẽn hoàn toàn.

    Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra đau tim bao gồm:

    • Co thắt động mạch vành: Tình trạng ép chặt mạch máu gây đau thắt ngực Prinzmetal, đau thắt ngực do co thắt mạch hoặc đau thắt ngực biến thể.
    • Một số bệnh nhiễm trùng: COVID-19 và các bệnh nhiễm virus khác có thể gây tổn thương cơ tim.
    • Tách động mạch vành tự phát: Tình trạng này là do vết rách bên trong động mạch tim.
  • Nguy cơ

    Filter

    Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra đau tim bao gồm:

    • Tuổi tác: Đàn ông từ 45 tuổi trở lên và phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đau tim hơn người trẻ.
    • Hút thuốc lá: Hút thuốc và tiếp xúc lâu dài với khói thuốc thụ động.
    • Huyết áp cao: Huyết áp cao có thể làm hỏng các động mạch dẫn đến tim. 
    • Cholesterol hoặc chất béo trung tính cao: Mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp có thể làm hẹp động mạch. 
    • Béo phì: Béo phì có liên quan đến huyết áp cao, tiểu đường, nồng độ chất béo trung tính cao và cholesterol xấu.
    • Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ đau tim.
    • Tiền sử gia đình: Khi một người trong gia đình bị đau tim sớm (ở tuổi 55 đối với nam và 65 tuổi đối với nữ) có thể làm tăng nguy cơ ở các thành viên còn lại.
    • Ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất dẫn đến nguy cơ đau tim cao hơn. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
    • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn nhiều đường, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo chuyển hóa và muối làm tăng nguy cơ đau tim.
    • Căng thẳng: Căng thẳng về cảm xúc có thể làm tăng nguy cơ đau tim.
    • Sử dụng ma túy bất hợp pháp: Cocain và amphetamine có thể gây co thắt động mạch vành và dẫn đến cơn đau tim.
    • Tiền sản giật: Tình trạng này gây ra huyết áp cao khi mang thai và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim suốt đời.
    • Liên quan đến hệ miễn dịch: Mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

    Đau tim là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng.

    Đau tim gây căng cứng, tức ngực và mệt mỏi. (Nguồn: Internet)

    Các biến chứng tiềm ẩn của cơn đau tim bao gồm:

    • Nhịp tim không đều: Tổn thương do đau tim có thể ảnh hưởng đến tín hiệu điện di chuyển qua tim, gây ra những thay đổi về nhịp tim. 
    • Sốc tim: Tình trạng này xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm máu.
    • Suy tim: Mô cơ tim bị tổn thương nhiều có thể khiến tim không thể bơm máu.
    • Viêm màng ngoài tim: Cơn đau tim gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch.
    • Tim ngừng đập: Sự thay đổi đột ngột trong tín hiệu của tim gây ra tình trạng ngừng tim đột ngột. Tình trạng này có thể gây đột tử, dẫn đến tử vong.
  • Phòng chống

    Filter

    Dưới đây là những cách có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim:

    • Thực hiện theo một lối sống lành mạnh: Không hút thuốc hoặc từ bỏ thói quen hút thuốc. Song song đó, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên.
    • Kiểm soát tình trạng sức khỏe: Kiểm soát huyết áp cao và bệnh tiểu đường. 
    • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Một số loại thuốc có thể giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe tim mạch.

    Để biết thêm nhiều thông tin hơn hoặc tìm hiểu về các bệnh và dịch vụ khác, bạn hãy tham khảo Tin tức y tế. Liên hệ ngay qua số HOTLINE hoặc đặt lịch các CHUYÊN KHOA của chúng tôi để được tư vấn bởi các y bác sĩ của hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ nếu bạn có nhu cầu khám và chữa bệnh.

  • *Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin khác

Cập nhật mới nhất: 31/10/2023