Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh

Tìm hiểu về đứt dây chằng chéo trước

07/03/2024

Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương do rách dây chằng chéo trước với cơn đau xuất hiện rồi lại hết, thỉnh thoảng có cảm giác khớp không vững khi vận động. Vì triệu chứng của bệnh chỉ thoáng qua nên nhiều người vẫn rất chủ quan, dẫn đến nhiều nguy cơ trong tương lai.

Tìm hiểu về đứt dây chằng chéo trước

Các tư thế thường gây đứt dây chằng chéo trước

  • Tiếp đất gối duỗi quá mức (do chơi đánh bóng chuyền, đánh đầu, v.v.).
  • Tiếp đất gối vẹo sang bên (do chơi đánh bóng chuyền, đánh đầu, v.v.).
  • Xoắn vặn và đổi tư thế đột ngột.
  • Va chạm trực tiếp mà gối bị vẹo sang bên như: Bị kê chân khi sút bóng, ngã xe máy, v.v.

Các triệu chứng khi đứt dây chằng chéo trước

  • Lỏng gối, cảm giác trật gối khi vận động mạnh như chạy nhảy, đổi hướng.
  • Đau nếu kèm rách sụn chêm.
  • Sưng gối.

Thực hiện RICE ngay sau khi chấn thương

  • R – REST: Nghỉ ngơi
  • I – ICE: Chườm lạnh (có thể túi nilon hoặc khăn, không chườm trực tiếp lên da. KHÔNG bôi và đắp bất cứ gì NÓNG)
  • C – COMPRESSION: Băng ép quanh vị trí chấn thương. Đảm bảo băng ép vừa khít, không quấn chặt quá vì ảnh hưởng đến máu lưu thông.
  • E – ELEVATION: Gác cao chân bị chấn thương và vận động nhẹ nhàng cho mâu lưu thông, giảm sưng nề

Các trường hợp chỉ định phẫu thuật

  • Đau và kẹt gối (có thể rách sụn chêm).
  • Gối không có dấu hiệu thoái hóa (Xquang) và mặt sụn khớp còn tốt (MRI).
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khi chơi thể thao.

Lưu ý trước phẫu thuật:

  • Thời điểm mổ tốt nhất là sau khoảng 3 tuần, khi gối đỡ sưng và phần mềm tương đối ổn định.
  • Ngươi bệnh nên tập luyện cho cơ đùi và vận động gấp duỗi gối tốt trước khi mổ.

Các phương pháp phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước

  • Mổ mở: Gần như không còn áp dụng.
  • Mổ nội soi – phương pháp được sử dụng chủ yếu:
    • Cố định bằng vít chẹn 2 đầu/vòng treo 1 đầu và 1 vít chẹn/ chốt ngang/ vòng treo 2 đầu (tất cả bên trong all inside – phổ biến nhất)
    • Cải tiến : Gia cố thêm nẹp bên trong Internal brace (đang có xu hướng, chưa đánh giá đầy đủ). Hoặc tái tạo thêm dây chằng trước ngoài ALL.
  • Mảnh ghép:
    • Tự thân Autograft (lấy của chính người bệnh): Gân xương bánh chè (BTP), gân bán gân và cơ thon (gọi là gân chân ngỗng), gân cơ tứ đầu đùi, gân mác dài.
    • Đồng loài Allograft (từ người khác): Gân xương bánh chè, gân gót, gân cơ tứ đầu…
    • Gân nhân tạo: Còn nhiều hạn chế nên rất ít dùng.

Hướng dẫn tập luyện sau mổ

  • Tập duỗi gối là quan trọng nhất. Mang nẹp ít nhất 4 – 6 tuần. Đi nạng 2 – 4 tuần tùy có tổn thương sụn chêm hay không.
  • Tập cơ đùi khỏe là ưu tiên. Chườm lạnh sau tập.
  • Tập gym sau 3 tháng, chạy sau 4 tháng, chơi thể thao sau 8 – 9 tháng.

Khi có tổn thương, người bệnh nên đến Bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám và xử lý kíp thời các chấn thương (nếu có) như: Gãy xương, trật khớp, mạch máu thần kinh. Trong trường hợp, người bệnh có chỉ định mổ mà trì hoãn và cố gắng chơi thể thao thì sẽ có nguy cơ rách sụn chêm, thoái hóa khớp gối và giảm khả năng điều trị thành công về sau.

*Bài viết được thực hiện với tự tư vấn chuyên môn từ BS.CKII. Trần Văn Thuyên – Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh:

  • Phòng Chăm sóc khách hàng: 0901747173
  • Địa chỉ: Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An