Quy trình khám thai và những vấn đề bất thường trong xét nghiệm tiền sản
30/08/2024Khám thai định kỳ (prenatal check-up) là hoạt động kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Khám thai định kỳ giúp phát hiện kịp thời các bất thường thai kỳ, từ đó nhanh chóng xử lý sớm để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con.
Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần nắm chắc lịch trình khám thai định kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất) và 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ ba). Không có số lần khám thai định kỳ chuẩn chung cho tất cả bà bầu, những trường hợp thai kỳ có nhiều nguy cơ thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn bình thường.
Các kết quả có được từ những lần khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường thai nhi, đưa ra hướng xử lý, điều trị kịp thời các biến chứng, tạo cơ sở cho trẻ ra đời được an toàn, khỏe mạnh.
Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường thai nhi và có phương pháp điều trị phù hợp
Các cột mốc khám thai cần lưu ý
1. Khám thai ở tam cá nguyệt 1 (3 tháng đầu thai kỳ)
Tam cá nguyệt 1 được bắt đầu từ lúc mẹ bầu trễ kinh cho đến khi thai được 14 tuần tuổi. Lúc này từ khi que thử thai cho ra kết quả dương tính hoặc mẹ nghi ngờ có thai, mẹ cần khám thai nhiều lần để:
- Xác định xem thật sự có thai hay không
- Thai đã vào lòng tử cung chưa
- Có bao nhiêu túi thai
- Thai bao nhiêu tuần tuổi
- Có hiện diện phôi và tim phôi chưa
- Các vấn đề khác của mẹ nếu có
- Loại trừ thai bất thường (sẩy thai sinh hóa, thai ngoài tử cung, thai bám sẹo mổ cũ)
- Xác định chính xác tuổi thai và ngày dự sinh
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng thai kỳ đúng đắn cho mẹ. Mỗi mẹ bầu có các chỉ số khối cơ thể và sức khỏe khác nhau, bác sĩ sẽ tùy theo chỉ số từng mẹ để có những khuyến cáo dinh dưỡng hợp lý.
Bác sĩ cũng tư vấn cho mẹ bầu các nguy cơ như sảy thai, thai lưu trong ba tháng đầu thai kỳ (tỷ lệ 15%), đồng thời tư vấn các xét nghiệm tiền sản quan trọng cho mẹ.
Trong ba tháng đầu, số lần khám thai cần thiết cho mẹ bầu là 3 lần, tuy nhiên nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định khám đặc biệt cho từng trường hợp cụ thể.
2. Khám thai ở tam cá nguyệt 2 (3 tháng giữa thai kỳ)
Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ lúc thai 15 – 28 tuần. Đây là giai đoạn nhẹ nhàng nhất với mẹ bầu khi triệu chứng nghén và mệt mỏi đã dần hết, mẹ bầu có thể sinh hoạt bình thường hoặc đi du lịch, đi chơi.
Số lượng khám thai cần thiết trong giai đoạn này là 3 lần, với số lần khám chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 14-20 tuần: Giai đoạn này mẹ bầu sẽ khám và siêu âm kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối, đo độ dài kênh cổ tử cung nếu có chỉ định và được hướng dẫn nhận diện cử động thai.
- Giai đoạn từ 20-28 tuần: mẹ bầu làm siêu âm 4D hình thái học để phát hiện dị tật thai nhi, tiêm ngừa uốn ván rốn, tầm soát đái tháo đường thai kỳ.
3. Khám thai ở tam cá nguyệt 3 (3 tháng cuối)
Tam cá nguyệt 3 được tính từ thời điểm thai 28 tuần đến khi dự sinh (40 tuần). Giai đoạn này cũng chia làm 2 cột mốc:
- Giai đoạn thai 28-34 tuần: Giai đoạn này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá sức khỏe của bé như bé có suy dinh dưỡng hoặc to quá hay không, sức khỏe bé có vấn đề gì không.
- Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm Doppler thai để đánh giá sức khỏe thai.
- Mẹ có thể phải tiêm ngừa uốn ván lần 2 nếu có chỉ định.
- Mẹ được tư vấn đếm cử động thai, nhận biết các dấu hiệu bất thường liên quan đến việc dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.
- Giai đoạn thai 34-37 tuần:
- Siêu âm 2D đánh giá tăng trưởng thai, đánh giá nhau, ối
- Đo tim thai NST (Xét nghiệm Non-stress test): đo biểu hiện liên tục của sức khỏe thai trong 30 phút. Đánh giá NST dựa trên 3 yếu tố là tim thai cơ bản, dao động nội tại và sự tăng nhịp tim thai tương ứng với mỗi cử động thai để đảm bảo em bé hoạt động tốt và nhận đủ oxy
- Xét nghiệm GBS (Group B Streptococcus) – Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn sống trong âm đạo và trực tràng. GBS có thể được truyền cho thai nhi trong khi sinh, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng sơ sinh và thậm chí gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Giai đoạn 37-40 tuần:
- Mẹ bầu thăm khám mỗi tuần kiểm tra dấu hiệu bất thường nghi ngờ chuyển dạ như mở cổ tử cung, rỉ ối…
- Siêu âm đánh giá tăng trưởng thai, đánh giá nhau ối mỗi tuần
- Đo tim thai NST
- Xét nghiệm nước tiểu: trong nước tiểu có thể có những thông số phản ánh được tình trạng bất thường của thai như nguy cơ thai động, nguy cơ mẹ bị tiền sản giật…
Khám thai đầy đủ giúp bé chào đời khỏe mạnh, vẹn toàn hơn
Ý nghĩa của các xét nghiệm tiền sản
- Xét nghiệm công thức máu để biết được:
- Mẹ có bị thiếu máu hay thalassemia không?
- Mẹ thuộc nhóm máu gì? Bình thường hay hiếm gặp?
- Mẹ có nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, viêm gan B hay không
- Xét nghiệm glucose trong máu xem mẹ có bị đái tháo đường tiền thai không
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp nếu có nghi ngờ
- Xét nghiệm Rubella xem mẹ đã có kháng thể chưa hay đang nhiễm trong thai kỳ
Các giá trị bất thường của xét nghiệm tiền sản
Những giá trị bất thường của xét nghiệm tiền sản là những thông số, kết quả không nằm trong mức an toàn cho phép, hoặc chỉ ra vấn đề không bình thường nào đó của mẹ và thai.
Một số thông tin bất thường khi xét nghiệm tiền sản mà mẹ cần quan tâm và cách xử lý thường gặp:
- Nghi ngờ thalassemia
- Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm gen cho cả hai vợ chồng
- Chọc ối chẩn đoán thai nếu ba mẹ có gen đột biến
- Mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B
- Mẹ sẽ được xét nghiệm tải lượng virus lúc 28 tuần để quyết định điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con
- Mẹ bị nhiễm giang mai
- Điều trị cho mẹ nhầm giảm dị tật giang mai bẩm sinh cho bé
- Sàng lọc dị tật cho kết quả bất thường
- Kết quả Double Test hoặc combined test bất thường; nguy cơ hội chứng down…
- Tiến hành xét nghiệm sàng lọc có độ chuyên và nhạy cao, hoặc tiến hành chọc ối chẩn đoán
- Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ
- Nguy cơ thai lưu cao, thai dị tật, thai to
- Trẻ có nguy cơ bị đái tháo đường type 1, cao huyết áp, béo phì sớm vào độ tuổi thiếu niên
- Mẹ có nguy cơ sinh non, tiền sản giật
- Mẹ cần phải tiết chế ăn uống hoặc dùng thuốc nếu như việc tiết chế ăn uống không đáp ứng được
Mẹ sẽ được điều trị phù hợp nếu kết quả xét nghiệm và khám thai có bất thường
Dịch vụ khám và xét nghiệm tiền sản tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Khoa Sản – Phụ khoa của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn không chỉ là địa chỉ tin cậy để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, mà còn đồng hành cùng mẹ bầu trong vấn đề theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Quy trình khám thai của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn được chia làm 03 giai đoạn với mục đích và số lượng lần khám khác nhau:
- 3 tháng đầu (2-3 lần thăm khám): Xác định vị trí túi thai; tuổi thai. Đo độ mờ da gáy tầm soát dị tật thai
- 3 tháng giữa (3 lần thăm khám): Kiểm tra hình thái học thai nhi, chích ngừa uốn ván, tầm soát đái tháo đường thai kỳ…
- 3 tháng cuối (4-5 lần thăm khám): Xác định thêm ngôi thai, vị trí nhau thai, siêu âm,…
Khám thai tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, mẹ và bé sẽ nhận được nhiều sự chăm sóc đặc biệt về sức khỏe như:
- Lịch khám thai cho mẹ bầu được triển khai đều đặn trong suốt thời gian mang thai giúp phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ & bé.
- Mẹ bầu sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng để giúp bào thai phát triển .
- Được hưởng đầy đủ chương trình khám thai định kỳ từ thăm khám cho đến siêu âm, xét nghiệm,…
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại được đầu tư đầy đủ, đảm bảo tốt nhất sức khỏe của mẹ & bé trong suốt thai kỳ.
Khoa Sản – Phụ khoa của bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn là một địa chỉ uy tín đáng tin cậy để mẹ lựa chọn trong thăm khám trong suốt thai kỳ của mình. Hãy đăng ký và đặt lịch khám thai ở bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn TẠI ĐÂY.
Bác sĩ sản khoa thăm khám cho mẹ bầu
Tài liệu tham khảo: