Chấm dứt nguy cơ tàn phế với phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo
17/12/2024Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý mạn tính, chiếm tỉ lệ lớn trong các bệnh lý xương khớp. Thoái hóa khớp nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, vôi hóa sụn khớp, xương hoại tử, tàn phế suốt đời… Thay khớp gối nhân tạo là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh thoái hóa khớp nặng.
Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến mọi loại khớp trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở các loại khớp gối, khớp háng, đốt sống cổ, cổ tay, cổ chân… Thoái hóa khớp thường bắt đầu và tiến triển âm thầm trong thời gian dài. Đau hoặc cứng khớp là những biểu hiện đầu tiên của chứng thoái hóa khớp gối.
Thông thường, sụn khớp được tái tạo đều đặn để đảm bảo chức năng khớp diễn ra linh hoạt. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, sự tái tạo sẽ giảm đi và bắt đầu xuất hiện thoái hóa nhiều hơn. Sự mất cân bằng giữa tái tạo và thoái hóa của sụn khớp, xương dưới sụn khiến cho khớp bị tổn thưởng và thoái hóa nặng nề
Đau hoặc cứng khớp là những biểu hiện đầu tiên của thoái hóa khớp gối.
Những dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp gối
Đau, cứng khớp: Cơn đau xuất hiện khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn sớm, người bệnh thoái hóa khớp thường có dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng, cảm giác khó vận động. Các khớp chỉ trở nên mềm và linh hoạt trở lại sau khi được xoa bóp hoặc vận động từ 15- 30 phút trở đi.
Xuất hiện tiếng kêu khi vận động: Các đầu xương cọ xát vào nhau do lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ tạo ra những âm thanh lục khục, lạo xạo khi người bệnh thoái hóa khớp di chuyển, cử động hoặc đứng lên ngồi xuống.
Khớp sưng tấy và nóng ran: Ở giai đoạn muộn, các mảnh sụn bị bong tróc vỡ rơi vào trong khoang khớp, gây chấn thương màng hoạt dịch khớp. Kết quả dẫn đến là khớp bị sưng lên tại vị trí thoái hóa khớp và tràn dịch màng khớp, gây cảm giác nóng ran khi vận động, di chuyển.
Giảm khả năng vận động: Khi bị thoái hóa khớp, các hoạt động thường ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế từ đi đứng, co duỗi chân, ngồi xổm…
Ở giai đoạn muộn hơn, cơ của vùng cánh khớp bị teo và có những biến dạng như lỏng lẻo hoặc trật khớp, thậm chí gây biến dạng khớp nặng.
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là phương pháp hiệu quả để tránh nguy cơ tàn phế
Khi đến thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tình trạng bệnh lý thông qua mức độ và thời gian xuất hiện các cơn đau của người bệnh, thực hiện kiểm tra sức mạnh và độ linh hoạt, phạm vi chuyển động của khớp như đi bộ, gấp duỗi, đi bộ. Sau đó, để chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định làm xác nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, đo loãng xương…
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh thoái hóa khớp sau phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp gối sẽ được bác sĩ chỉ định với các trường hợp tổn thương hư hỏng nặng do thoái hóa, vùng khớp bị biến dạng do chấn thương hoặc các nguyên nhân khác. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần xương bị thoái hóa và thay thế, tái tạo bằng vật liệu nhân tạo để bảo vệ, tránh các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển, cải thiện cơn đau, sửa chữa các biến dạng của khớp đồng thời chấm dứt nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, giúp người bệnh sớm quay trở lại với cuộc sống đời thường.
Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật thay khớp
Khám, tư vấn trước phẫu thuật: bác sĩ trực tiếp thăm khám, xét nghiệm thực hiện đánh giá tình trạng tổn thương khớp, tình hình sức khỏe tổng quan, tiền sử và bệnh lý mạn tính, đánh giá toàn diện các nguy cơ, biến chứng trong và sau phẫu thuật. Tư vấn cho người bệnh và người thân về phương pháp, các nguy cơ phẫu thuật, vật liệu thay khớp. Tùy thuộc vào giai đoạn diễn tiến của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cần thực hiện thay khớp gối toàn phần hoặc bán phần.
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước phẫu thuật: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, xét nghiệm máu, điện tâm đồ… Thực hiện hội chẩn liên chuyên khoa, hội chẩn toàn viện đối với các trường hợp bệnh lý phức tạp.
Kiểm tra tình trạng sử dụng thuốc (nếu có), khám tiền mê: bác sĩ gây mê sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe, lựa chọn cách thức gây mê hoặc gây tê, giải thích về cách thức giảm đau sau mổ.
Kế hoạch chăm sóc và phục hồi chức năng vận động: bác sĩ hướng dẫn về cách thức chăm sóc sau phẫu thuật tại bệnh viện và tập luyện tại nhà, đảm bảo người bệnh có thể sớm phục hồi chức năng vận động.
Người bệnh sau phẫu thuật thay khớp cần được hướng dẫn tập luyện vật lý trị liệu đúng cách để phục hồi chức năng vận động.
Hiện nay, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo ngày càng được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh lý thoái hóa khớp nặng. Phương pháp này được chỉ định với các trường hợp người bệnh không có tiến triển sau quá trình điều trị nội khoa tích cực, vật lý trị liệu, dưỡng sụn… Bên cạnh đó, thay khớp gối nhân tạo gây ra ít tổn thương phần mềm xung quanh khớp, thời gian nằm viện ngắn, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, người bệnh sớm ổn định và hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.
Với đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị phòng mổ hiện đại và dịch vụ chăm sóc tận tâm, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật thay khớp cùng lúc, thay khớp cho người bệnh lớn tuổi (hơn 90 tuổi) với nhiều bệnh lý nền đi kèm, đem lại niềm vui và sự hài lòng người bệnh.
Liên hệ tư vấn: (028) 3990 2468
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn là đơn vị y tế với hơn 25 năm xây dựng và phát triển, là thành viên thứ 27 Trạm cấp cứu vệ tinh 115. Trải qua 7 năm liên tục dẫn đầu khối Tư Nhân trong các kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 Tiêu Chí của Bộ YTế (2015,2016, 2017, 2018, 2019, 2021, 2022).
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
60-60A Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP.HCM