Bệnh loãng xương thường gặp ở người lớn tuổi do với nguyên nhân chính là tình trạng lão hóa. Dù vậy, loãng xương vẫn có thể phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ khi càng lớn tuổi. Nhờ vào kỹ thuật đo loãng xương Dexa, người bệnh có thể xác định được mức độ của loãng của xương, từ đó điều trị kịp thời hoặc có giải pháp phòng ngừa hợp lý.
Vậy Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa là gì?
Dexa (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là phương pháp được áp dụng phổ biến để đo mật độ chắc khỏe của xương, đánh giá được nguy cơ loãng xương. Ở Dexa, các tia X có tác động thấp dùng để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương. Phương pháp này thường được đo ở 3 trong 5 vị trí là cột sống, hông trái, hong phải, cổ tay trái và cổ tay phải.
Tùy vào độ tuổi, cân nặng, chiều cao, giới tính và mật độ xương thì có thể xác định được người đó có đang bị loãng xương hay không. Mật độ xương sẽ xác định được nguy cơ loãng xương với mật độ cao thể hiện xương chắc khỏe, nguy cơ gãy thấy. Và ngược lại mật độ xương thấp so với độ tuổi sẽ cho thấy nguy cơ loãng xương và gãy xương cao.
Hiện tại trang thiết bị và phương pháp Dexa đã được đưa vào áp dụng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải. Người bệnh có nguy cơ loãng xương có thể đăng ký thực hiện đo loãng xương toàn thân với phương pháp Dexa qua sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Từ kết quả có được, các bác sĩ sẽ đưa ra liều trình hạn chế nguy cơ hoặc điều trị loãng xương cho người bệnh. Loãng xương có thể được phòng tránh từ khi còn trẻ với chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Mặc khác, phát hiện được nguy cơ sớm sẽ giúp bạn có được giải pháp điều chỉnh phù hợp để ngăn chặn và hạn chế loãng xương khi về già.
Những trường hợp nào cần đo loãng xương toàn thân?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng loãng xương, trong đó các nhóm đối tượng cần được tiến hành đo mật độ xương đó là:
- Phụ nữ từ 45-50 tuổi có nguy cơ cao đối với loãng xương loại I.
- Tuổi cao (đặc biệt là những người trên 65 tuổi, cả nam và nữ)
- Phụ nữ sau Mãn kinh 5 năm mà không dùng hormon thay thế. Mãn kinh sớm hoặc tắt kinh trước thời kỳ mãn kinh càng làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.
- Thiểu năng tuyến sinh dục, cường giáp tiến triển, cường vỏ thượng thận, và cường giáp tiên phát.
- Thói quen sinh hoạt: thường ăn thức ăn có ít Canxi hoặc vitamin D hay thiếu cả hai; ít vận động và ít tập thể dục.
- Các bệnh mãn tính và dùng thuốc điều trị như: thuốc điều trị rối loạn nội tiết (điều trị ưu năng tuyến giáp trạng), thuốc điều trị suy tủy, rối loạn collagen, bệnh dạ dày ruột.
- Sử dụng thuốc thuộc nhóm steroid (như prednisone) lâu dài hoặc một số loại thuốc khác cũng gây cản trở quá trình tái tạo xương và gây loãng xương.
- Bệnh nhân có nghi ngờ lún xẹp đốt sống, giảm chiều cao, gù vẹo đốt sống.
- Kiểm tra kết quả của phương pháp điều trị loãng xương ở người bệnh.
- Người có kết quả chụp X quang cho thấy có chỗ bị thiếu xương hoặc gãy xương ở cột sống;
- Hay bị đau lưng và nguy cơ gãy đốt sống.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật xương khớp.
Lợi ích của phương pháp DEXA?
- Kỹ thuật DEXA chỉ phóng ra lượng phóng xạ rất nhỏ, ít hơn 1/10 liều so với chụp X-quang ngực tiêu chuẩn và lượng bức xạ tự nhiên một người có thể tiếp xúc trong 1 ngày.
- Là kỹ thuật tốt nhất hiện nay để chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương.
- Thủ tục thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn.
- Không cần thực hiện kỹ thuật gây mê
- Căn cứ vào kết quả quét DEXA, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định liệu bạn có cần điều trị loãng xương và sử dụng trong theo dõi hiệu quả điều trị.
- Kỹ thuật DEXA được phổ biến rộng rãi giúp cho việc kiểm tra mật độ xương diễn ra thuận tiện cho cả bệnh nhân và bác sĩ.
Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, để bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp, bạn nên tiến hành đi khám tổng quát 6-12 tháng/lần. Đặc biệt, với những người từ 40 tuổi, khi thấy có những dấu hiệu đau nhức xương, mỏi khớp hoặc dễ gặp chấn thương do va chạm nhẹ cần đi khám ngay bởi có thể đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển biến nặng.
Ưu điểm vượt trội của đo loãng xương bằng phương pháp DEXA
Biến chứng nặng nề nhất của Loãng xương là làm gia tăng nguy cơ gãy xương và các hệ quả nghiêm trọng của gãy xương như đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống, tàn phế, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên loãng xương lại là bệnh âm thầm, không có triệu chứng khi mới mắc bệnh, vì vậy việc chẩn đoán sẽ chậm trễ nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Để chẩn đoán loãng xương, hiện nay phải dựa vào việc đánh giá mật độ khoáng của xương (còn gọi là mật độ xương hay khối lượng xương). Có nhiều phương pháp đo mật độ xương, nhưng DEXA là phương pháp chính xác nhất và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều ưu điểm vượt trội.
Phương pháp DEXA được sử dụng để:
– Phát hiện nguy cơ loãng xương
– Chẩn đoán mức độ loãng xương
– Dự đoán nguy cơ gãy xương trong tương lai
– Đánh giá và theo dõi kết quả điều trị loãng xương
– Đo thành phần cấu trúc cơ thể (khối cơ, khối mỡ, khối xương), chuyển hóa cơ bản
Với các ưu điểm vượt trội sau:
– An toàn: Liều chiếu phóng xạ thấp an toàn cho người bệnh cũng như nhân viên thực hiện.
– Đơn giản, nhanh chóng: Người bệnh chỉ cần mặc đồ thoải mái, không đeo vật dụng trang sức và thực hiện đo trong 10-15 phút.
– Chính xác: Là phương pháp chẩn đoán loãng xương hiệu quả nhất hiện nay, cho kết quả có độ chính xác cao, sai số chỉ 1%.
– Không cần gây mê, không cần nhịn ăn, không đau, không xâm lấn.
– Có thể quét cả cơ thể để đo tỷ lệ khối cơ, khối mỡ, khối xương của cơ thể và đánh giá tình trạng chuyển hóa cơ bản để dự đoán một số nguy cơ bệnh.
