Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh

Cao răng là gì, vì sao phải lấy cao răng?

28/06/2023
Loại bỏ cao răng giúp cải thiện sức khoẻ răng miệng đáng kể
Loại bỏ cao răng giúp cải thiện sức khoẻ răng miệng đáng kể

Cao răng là gì?

Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa. Nó là những cặn cứng lắng lại từ muối vô cơ kết hợp với cặn mềm là chất khoáng trong môi trường miệng, mảnh vụn thức ăn,… bám chắc vào dưới bờ lợi hoặc trên bề mặt răng. Những cặn cứng này còn được gọi là cao răng thường.

Ngoài cao răng thường thì còn có loại cao răng huyết thanh. Đây là cao tăng gây ra tiết dịch viêm và chảy máu. Những mảng bám của cao răng này thường có màu đỏ.

>>>Xem thêm: Niềng răng thẩm mỹ: Chi phí, lợi ích và các loại niềng răng hiện nay

Cao răng được hình thành như thế nào?

Cao răng ban đầu là một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng sau khi chúng ta ăn khoảng 15 phút. 

Lớp màng này nếu không được làm sạch ngay sau ăn, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tích tụ, theo thời gian, nó dày lên tạo thành mảng bám trên răng. Chúng ta có thể tự loại bỏ mảng bám này bằng chỉ nha khoa hay bàn chải khi chúng còn mềm. Trong trường hợp cao răng đã đọng lại lâu, bám cứng và rất chắc thì cần có dụng cụ chuyên dụng, lúc này cần đến Trung tâm Nha khoa để được hỗ trợ làm sạch. 

Vì sao lại phải lấy cao răng?

Lấy cao răng là việc cần làm và nên được thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần bởi những vấn đề răng miệng mà nó gây nên. 

  • Cảm nhận đầu tiên của người có cao răng bám lâu ngày là hơi thở nặng mùi, răng miệng có mùi hôi. 
  • Trong cao răng có chưa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng nên khi nó tích tụ quá dày sẽ làm hại men răng, thậm chí gây sâu răng. 
  • Vi khuẩn tồn tại trong cao răng cũng rất dễ gây viêm, là tác nhân làm tiêu xương răng, tụt nướu từ đó hình thành cảm giác ê buốt khó chịu.
  • Là nguyên nhân chính gây bệnh viêm nha chu với những biểu hiện như nướu sưng đỏ, chảy máu,…

Những lưu ý khi thực hiện lấy cao răng

1. Những ai không nên lấy cao răng?

  • Người đang bị viêm nha chu, viêm nướu. 
  • Người biến chứng nha chu do đái tháo đường, 
  • Người bị rối loạn đông máu. 
  • Người bị đau khi há miệng hay không thể há miệng lớn. 

2. Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

  • Tuân theo chỉ định của Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt về thời gian lấy cao răng định kỳ.
  • Cần chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng:
    • Tránh ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh, tránh ê buốt.
    • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày.
    • Không dùng đồ uống có cồn, đồ ăn đậm màu, đồ ăn có tính axit cao, không hút thuốc.
    • Nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hay nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám nhanh chóng.

Vậy là bạn đã hiểu cao răng là gì? Cao răng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến chúng ta thiếu tự tin trong giao tiếp, trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, thăm khám Nha khoa và lấy cao răng định kỳ là việc làm rất cần thiết đối với mỗi người.

BS.CKI.Nguyễn Văn Giáp – Liên chuyên khoa