Táo bón là sự giảm số lần bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to.
Chăm sóc trẻ bị táo bón: Bố mẹ cần lưu ý những gì?
Táo bón ở trẻ
Táo bón có thể cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt. Phần lớn táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng (90-95%) do nín đi cầu, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thói quen lười vận động,…
Nếu tình trạng táo bón diễn tiến nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, sa trực tràng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.
Các cấp độ táo bón ở trẻ
5 cấp độ táo bón ở trẻ từ 1-6 tuổi:
- Cấp độ 1: Đầu phân khô.
- Cấp độ 2: Lổn nhổn như phân dê.
- Cấp độ 3: Khuôn to, nứt kẻ.
- Cấp độ 4: Phân khô, vón cục.
- Cấp độ 5: To, cứng, dính máu.
5 cấp độ táo bón ở trẻ
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ táo bón
Luyện tập thói quen đi cầu vào giờ nhất định và duy trì mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ
1. Tập thói quen đi cầu vào một giờ nhất định và duy trì mỗi ngày
Nên chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô, bệ xí quá lâu.
2. Thuốc mềm phân
Đây là thuốc làm mềm phân, không phải là thuốc điều trị táo bón nên không ngưng đột ngột khi thói quen đi cầu chưa được thiết lập. Có thể sử dụng Lactulose hoặc Macrogol 3350 theo chỉ định của bác sĩ.
3. Thuốc xổ hay thuốc nhuận tràng
Chỉ sử dụng trong giai đoạn đầu khi phân cứng để xổ phân dễ dàng, không sử dụng thường quy, khi bé đã đi phân dễ dàng thì ngưng.
4. Chế độ ăn uống
– Uống nhiều nước: 500 – 600ml nước/ ngày với trẻ từ 1 -3 tuổi. Trẻ trên 1 tuổi thì lượng sữa hàng ngày nên dưới 500ml để tránh táo bón. Uống sữa bổ xung thêm chất xơ, nếu trẻ ăn sữa ngoài.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín: Rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ
– Không ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn bánh kẹo ngọ
– Mẹ cho con bú cần uống nhiều nước khoảng 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh, quả chín có tính nhuận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày nếu có táo bón.
5. Chăm sóc khác
– Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn. Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
– Nếu nứt kẽ hậu môn cần rửa sạch hậu môn. Bôi một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như vaselin hay thuốc mỡ oxit kẽm vào vùng hậu môn cho tới khi vết rách lành hẳn.
– Có thể bổ sung chất xơ Inulin, men vi sinh hỗ trợ đường tiêu hóa giúp mềm phân và đào thải phân dễ dàng hơn.
Nếu đã chăm sóc theo những cách trên mà bé vẫn còn táo bón thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám toàn diện nhé!
Điều trị táo bón cho trẻ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
Khoa Nhi – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi. Bệnh viện tiếp nhận khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị nội trú và ngoại trú, hầu hết các bệnh lý nhi khoa bao gồm các bệnh lý về thể chất, tâm sinh lý, tâm lý vận động…
Khoa Nhi bệnh viện bao gồm đội ngũ bác sĩ tận tâm, giỏi chuyên môn, có trình độ sau đại học, có kinh nghiệm công tác nhiều năm tại các bệnh viện uy tín tại Việt Nam và đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý trong ngành Y tế Việt Nam.
Luôn đặt chuyên môn và y đức lên hàng đầu, đội ngũ nhân viên Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng không chỉ là các bác sĩ trình độ chuyên môn cao, các điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp sẵn lòng phục vụ bệnh nhân, mà đó còn là những chuyên gia tâm lý, những người cha, người mẹ nỗ lực giúp các bệnh nhi cảm thấy tự nhiên, thoải mái và tham gia vào quá trình chăm sóc y tế một cách tự nguyện, không sợ hãi.
Để được tư vấn thêm về bệnh lý của trẻ, Quý phụ huynh vui lòng liên hệ Hotline: 02363 650 676, hoặc liên hệ Zalo Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.