Tăng acid uric máu: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng bệnh hiệu quả
18/04/2025Tăng acid uric máu ngày càng phổ biến, đặc biệt ở người trưởng thành, dấu hiệu cảnh báo điển hình của các bệnh gút, thận… Do đó, việc hiểu đúng về nguyên nhân tăng acid uric máu, giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Đặt lịch khám qua link
Axit uric là gì?
Axit uric là một chất thải tự nhiên được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin. Purin là một hợp chất có mặt trong nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Các nguồn thực phẩm giàu purin bao gồm:
- Nội tạng động vật (gan, thận…)
- Hải sản (cá biển, tôm, cua…)
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…)
- Rượu bia (đặc biệt là bia).
Thông thường, axit uric sẽ hòa tan trong máu, được lọc qua thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.
Nguyên nhân làm tăng acid uric máu
Cơ thể tạo quá nhiều acid uric (do ăn nhiều purin, chuyển hóa bất thường…) hoặc giảm thải trừ acid uric (thường gặp ở người có vấn đề về thận, người cao tuổi, hoặc uống ít nước…)
Khi nào được xem là tăng acid uric máu?
Tăng acid uric máu là tình trạng mức acid uric trong máu cao hơn mức bình thường. Giá trị bình thường của acid uric trong máu đối với nam là 210 – 420 µmol/L (tương đương 3.5 – 7.0 mg/dL) và nữ là 150 – 350 µmol/L (tương đương 2.5 – 6.0 mg/dL). Nếu vượt quá mức này được xem là tăng acid uric máu.
Tăng acid uric máu gây ra hậu quả gì?
Nếu chỉ số acid uric quá cao và kéo dài, nó có thể kết tủa thành tinh thể và lắng đọng tại:
- Khớp → gây bệnh gút: sưng, đau, nóng đỏ ở khớp (thường ở khớp bàn ngón chân cái).
- Thận → gây sỏi thận, suy thận.
- Mô mềm quanh khớp → tạo các cục tophi.

Triệu chứng tăng acid uric máu: Sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
Tăng acid uric máu có phải lúc nào cũng là bệnh?
Không phải mọi trường hợp tăng acid uric máu cũng biểu hiện thành bệnh lý. Nhiều người có tăng acid uric nhưng không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu mức acid uric tăng cao và trong thời gian dài thì nguy cơ bị gút hoặc các bệnh lý khác sẽ cao hơn.
- Đối tượng có nguy cơ cao
- Người uống nhiều rượu bia.
- Chế độ ăn giàu đạm động vật, hải sản.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người ít vận động, thể thao.
- Người bị suy giáp, bệnh thận mạn.
- Sử dụng thuốc corticoid kéo dài hoặc các loại thuốc tim mạch (aspirin và furosemide).
- Bệnh nhân Ung thư hoặc mắc các bệnh lý ác tính.
Phòng ngừa tăng acid uric máu
Việc duy trì lối sống lành mạnh là chìa khóa để phòng ngừa hiệu quả:
- Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, tăng rau xanh, trái cây; hạn chế hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.
- Không uống rượu bia, cà phê, không hút thuốc.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
- Không tự ý sử dụng thuốc, tuân theo chỉ định bác sĩ khi cần điều trị lâu dài.
Hãy chủ động phòng ngừa tăng acid uric máu ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Để đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên gia Hoàn Mỹ Gold PXL, Quý khách vui lòng liên hệ: hotline 0901 840 678 hoặc đăng ký tại link