Chiều cao, cân nặng là một trong những yếu tố góp phần thể hiện chỉ số tăng trưởng của trẻ. Đây cũng là cơ sở để các bậc phụ huynh theo dõi sự phát triển của con, nhằm đảm bảo rằng bé vẫn lớn lên đều đặn mà không gặp vấn đề nào về sức khỏe. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 0 tuổi đến 18 tuổi là thời kỳ mà cha mẹ rất cần lưu tâm đến sự phát triển của trẻ, nhất là với những bé gái. Qua bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ cập nhật bảng chiều cao cân nặng bé gái mới nhất năm 2023.
>> Xem thêm:
- Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Miếng dán hạ sốt: Cách sử dụng và tác dụng phụ
- Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn
Quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
Tùy theo từng độ tuổi mà các bé sẽ có sự phát triển khác nhau về cân nặng và chiều cao. Ở mỗi giai đoạn tăng trưởng các chỉ số cũng sẽ có sự biến đổi rõ rệt. Chỉ số cân nặng bé gái được thể hiện chi tiết trong quá trình phát triển gồm:
- Độ tuổi sơ sinh (dưới 2 tuổi): Đây là thời kỳ mà chiều cao cân nặng bé gái sẽ chuyển biến theo từng tuần. Chiều cao của bé có thể tăng trưởng từ 25 cm đến 75 cm tính từ khi mới sinh cho đến khi được 1 tuổi. Đồng thời, khi chiều cao của bé tăng thì chỉ số cân nặng cũng sẽ tăng theo và thường tăng từ 1 đến 2 lần so với cân nặng lúc mới ra đời.
- Từ 2 tuổi đến 10 tuổi: Nhìn chung, chỉ số chiều cao của bé gái trong giai đoạn này khoảng 85 cm đến 86 cm, tức là trẻ chỉ tăng thêm khoảng 10 cm nữa trong thời điểm này.
- Từ 10 tuổi cho đến khi bắt đầu tuổi dậy thì: Chỉ số chiều cao cân nặng của bé gái sẽ chậm tiến triển dần, trung bình chỉ tăng khoảng 5 cm đến 6 cm trong vòng 1 năm.
- Bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì: Đây là thời kỳ mà trẻ có sự tăng trưởng mạnh về chiều cao cũng như cân nặng. Theo nghiên cứu cho thấy chiều cao trung bình chuẩn của bé gái xét trong khoảng độ tuổi từ 9 tuổi đến 11 tuổi sẽ tăng 6cm/năm.
- Giai đoạn qua tuổi dậy thì: Khi càng đến tuổi trưởng thành, chỉ số chiều cao cân nặng bé gái sẽ rất ít tăng thêm. Hơn nữa, trong khoảng từ 22 tuổi đến 25 tuổi dường như sẽ ngừng tăng về chỉ số chiều cao. Do đó, bậc phụ huynh nên lưu ý giai đoạn phát triển tối ưu để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của bé đạt hiệu quả.
>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Biểu hiện, cách trị, mấy ngày khỏi?
Những lưu ý cần biết trước khi tra cứu bảng chiều cao cân nặng bé
Tính từ khi được sinh ra, quá trình phát triển chiều cao và cân nặng sẽ bắt đầu và kéo dài cho đến khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Vì thế, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn, để khuyến khích cha mẹ dựa vào đó nhằm theo dõi kỹ quá trình tăng trưởng của trẻ. Hơn thế nữa, ba mẹ nên lưu ý về các chỉ số được thể hiện trong bảng để thực hiện tra cứu một cách hiệu quả:
- TB: Là ký hiệu thể hiện mức trung bình, hay còn được gọi là mức tiêu chuẩn thể hiện sự tăng trưởng bình thường của trẻ theo WHO.
- Chỉ số -2SD: Báo hiệu tình trạng bé chưa đạt số cân nặng tiêu chuẩn, hoặc đang bị suy dinh dưỡng.
- Chỉ số +2SD: Cho thấy chiều cao hoặc cân nặng của trẻ đang vượt so với chỉ số quy định. Điều đó giúp cho ba mẹ hiểu rằng bé đang gặp tình trạng phát triển quá nhanh (về chiều cao) hoặc béo phì.
>> Xem thêm: Dấu hiệu và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn WHO
Hiện nay, WHO đã chính thức công bố bảng chiều cao cân nặng bé gái theo chuẩn mới nhất năm 2023, trong đó:
Bé gái từ 0 – 5 tuổi
- Chỉ số cân nặng dựa trên độ tuổi: Nếu số cân của bé chỉ đạt dưới -2SD có nghĩa là bé đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân.
- Chỉ số chiều cao dựa trên độ tuổi: Nếu số đo chiều cao của bé cho kết quả dưới -2SD, tức là bé đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, ba mẹ cần lưu ý để cải thiện chiều cao cho trẻ ở giai đoạn này.
- Chỉ số cân nặng dựa trên chiều cao: Nếu mức cân nặng của bé chỉ đạt dưới -2SD trong khi chiều cao phát triển ở mức bình thường, điều này cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng và bậc phụ huynh cần lưu ý để bổ sung dưỡng chất hoặc điều chỉnh lại chế độ ăn cho bé.
>> Xem thêm:
- Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách xứ lý sớm
- Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 24 tháng tuổi [Bảng phác đồ]
Bé gái từ 15 – 18 tuổi
Khoảng từ 15 tuổi đến 18 tuổi thì trẻ đang có sự chuyển biến về thể trạng từ tuổi dậy thì sang tuổi trưởng thành. Vì vậy, chỉ số chiều cao cân nặng bé gái sẽ được tính dựa trên hệ số BMI. Cơ thể lý tưởng của một người thành niên sẽ có chỉ số BMI dao động từ 18.5 đến 24.9. Ngoài ra, bạn có thể tính chỉ số BMI dựa trên công thức: Cân nặng BMI = Chiều cao x Chiều cao
Trong đó:
- Cân nặng BMI được tính dựa theo đơn vị chuẩn là kilogram (kg)
- Chiều cao sẽ được lấy theo đơn vị mét (m).
Nếu kết quả sau khi tính cho thấy chỉ số cân nặng BMI là dưới -2SD, tức là trẻ đã bị suy dinh dưỡng và cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Mặt khác, nếu chỉ số chiều cao cho kết quả dưới -2SD, điều đó báo động nguy cơ suy dinh dưỡng ở bé mà ba mẹ cần lưu ý.
Nói tóm lại, chỉ số chiều cao cân nặng bé gái là “thước đo” cho sự phát triển thể chất ở trẻ mà ba mẹ cần quan tâm. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hơn về những chỉ số này dựa trên bảng đo tiêu chuẩn của WHO đã được cập nhật mới nhất vào năm 2023 để theo dõi tình trạng tăng trưởng ở trẻ hiệu quả hơn. Để cập nhật thêm thông tin mới trong lĩnh vực y tế, vui lòng truy cập Tin tức y tế. Ngoài ra, bạn có thể đặt lịch hẹn thăm khám, tư vấn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số HOTLINE để nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên khắp cả nước.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.