Tin tức y tế

Trị bệnh bằng cây sầu đâu có lợi ích gì?

21/07/2023

Cây sầu đâu là một loại cây khá quen thuộc với người Việt, đặc biệt là vùng miền Tây Nam Bộ. Loại cây này rất kỳ diệu với nhiều công dụng trị bệnh cùng một số lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy, trị bệnh bằng loại cây này có lợi ích gì? Hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé. 

Cây sầu đâu còn gọi là cây gì?

Theo nhiều nguồn nghiên cứu xa xưa trong dân gian, cây sầu đâu được xem là một nguồn dược liệu quý.  Đây không chỉ là một loại cây tự nhiên mà còn mang nhiều giá trị y học. Cây sầu đâu có những những tên gọi khác như: Cây cứt chuột, nha đảm tử, khổ luyện tử, hạt khổ sâm, chù mền, san đực, cứt cò… Thực tế, sầu đâu có tên khoa học là Azadirachta indica, một loại thuộc họ Meliaceae.

Loại cây này có nhiều loại khác nhau, trong đó được biết đến nhiều nhất là sầu đâu rừng, sầu đâu Ấn Độ, sầu đâu bản địa. Đặc điểm nhận biết của 3 loại cây này như sau: 

  • Sầu đâu bản địa: Với hình dáng cây to, thân gỗ, chiều cao tối đa khoảng 8-15m. Lá cây dạng kép lông chim, hoa mọc thành cụm, có màu tím hoặc tím nhạt.
  • Sầu đâu rừng: Dáng cây nhỏ, không thuộc thân gỗ, thân yếu, chiều cao khoảng 1.6 – 2.5m. Hình lá xẻ lông chim không đều, hoa nhỏ mọc thành chùm. 
  • Sầu đâu Ấn Độ: Thân gỗ to, chiều cao có thể tới 20m, nhánh xèo tạo nên tán rộng với lá mọc xen kẽ. Loại cây này mang lại sản lượng gỗ tốt. 
Cây sầu đâu là một loại dược liệu quý
Cây sầu đâu là một loại dược liệu quý (Nguồn: Internet)

Lá sầu đâu có ăn được không?

Vì lá sầu đâu có vị rất đắng nên nhiều người khuyên không nên ăn. Tuy nhiên, thực tế loại lá này vẫn có thể ăn được, đặc biệt là loại lá sầu đâu Ấn Độ. Trước khi ăn, bạn cần phải sơ chế thật kỹ trước khi chế biến. Ở một số tỉnh miền tây, mọi người thường dùng lá sầu đâu để bóp gỏi. Sau khi chọn lấy những lá sầu đau non, người ta mang rửa sạch và chần qua với nước sôi để giảm bớt vị đắng. Để ngon hơn, bạn có thể chần qua nước cơm sôi. 

Với những ai chịu được vị đắng thì có thể ăn sống lá sầu đâu. Nhiều người dùng nước đá để ướp lá trước khi ăn, tạo cảm giác giòn ngon hơn nhiều.

Lá sầu đâu có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu, lá cây sầu đâu chứa chất azadirachtin, chất này như một loại chất khử trùng có khả năng chống viêm, chống khuẩn cực kỳ tốt. Vì vậy, lá sầu đâu có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng và có thể chữa lành những tổn thương da, da bị lở loét, dị ứng… các bệnh về da liễu. 

Lá sầu đâu còn được biết tới với công dụng làm giảm cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch. Lá sầu đâu được ứng dụng nhiều trong quá trình giảm triệu chứng đau nhức cơ xương, điều hòa đường huyết và bảo vệ gan. 

Bên cạnh đó, lá sầu đâu còn giúp xua đuổi các loại côn trùng, sâu bọ… Kinh nghiệm dân gian xưa, người ta thường bỏ lá sầu đâu trong các vại gạo, chum ngũ cốc… để tránh phát sâu mọt và nấm mốc. 

Ngoài ra, trong Đông y cổ truyền lá của loại cây này thường dùng để chữa bệnh phong, Sốt rét, giun đường ruột, rối loạn mắt, chảy máu mũi… 

Lá sầu đâu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh da liễu
Lá sầu đâu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh da liễu (Nguồn: Internet)

Công dụng của cây sầu đâu theo từng loại

Được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại, mỗi loại cây sẽ có những công dụng khác nhau. Dưới đây là công dụng của từng loại cây sầu đâu mà bạn nên biết. 

Cây sầu đâu bản địa

Loại cây này được ứng dụng làm nguyên liệu đuổi côn trùng, tránh nấm mốc, sâu mọt, sâu bọ… Bởi vì toàn thân cây này đều có vị đắng, tính lạnh, các bộ phận trên cây đều chứa chất độc, trừ rễ và vỏ thân thường được dùng làm thuốc. Trong vỏ thân và rễ của cây chứa hoạt chất toosendanin, có công dụng diệt giun kim, giun đũa, chấm độc tố botulin do vi khuẩn tạo ra, chống nấm. 

Còn trong dân gian, lá sầu đâu bản địa được dùng bỏ vào trong các chum gạo, ngũ cốc để chống sâu mọt. Còn làm thuốc trị sâu bọ ăn hại bằng cắt sắt lá nấu nước rồi phun những cây đang bị phá hoại bởi sâu bọ. 

Cây sầu đâu rừng

Trong Đông y, sầu đâu rừng có tác dụng sát trùng, háo nước, chữa Sốt rét, kiết lỵ… Tuy nhiên, không được dùng loại sầu đâu này đối với những người tỳ vị hư nhược, nôn mửa. Sầu đâu rừng được bào chế thành nhiều dạng thuốc chữa trị khác nhau:

  • Viên uống: Bào chế trái sầu đâu với hàm lượng 0.1g/viên với toàn trái hoặc 0.2g/viên với nhân đã được khử dầu. Dùng uống liên tiếp trong 3 – 7 ngày, sẽ giúp khỏi bệnh hiệu quả.
  • Dạng thụt: Dùng khoảng 20-30 hạt sầu đâu, bỏ vào 200ml dung dịch natri bicarbonat 1% để ngâm khoảng 1-2 tiếng. Sau đó, lấy nước thụt vì loại sầu đâu này có độc nên để áp dụng cách thụt tháo để giảm bớt các tác dụng phụ như mệt mỏi, nôn mửa, kén ăn.

*Trên đây là liều dùng mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp mà Bác sĩ có thể đưa ra liều dùng khác nhau. Do đó, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên môn.

Cây sầu đâu rừng
Cây sầu đâu rừng (Nguồn: Internet)

Cây sầu đâu Ấn Độ

Một trong những loại cây được ứng dụng nhiều trong việc bào chế thuốc. Điển hình, vỏ và thân sầu đâu Ấn Độ được dùng để làm giảm đau, chữa các bệnh ngoài da, Sốt rét. Ngoài ra, 2 nguyên liệu trên còn được tạo ra nước tonic và chất làm nhỏ lỗ chân lông. 

Riêng đối với lá của sầu đâu Ấn Độ thì được dùng trong việc chữa trị viêm loét, trị giun, bệnh phong, các bệnh về tim mạch. Đồng thời lá của cây này còn được ứng làm thuốc trừ sâu và côn trùng.

Tác dụng phụ của cây sầu đâu

Bên cạnh tác dụng có lợi thì sầu đâu cũng có những tác dụng phụ mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm. Một số tác dụng phụ của cây sầu đâu mà bạn nên biết như:

  • Trái sầu đâu bản địa được khuyến cáo không nên ăn vì có thể gây nôn mửa, ngộ độc, tiêu chảy, tim đập nhanh, xuất huyết nội tạng, suy thận…
  • Nếu dùng sầu đâu không đúng cách hoặc quá lạm dụng có thể khiến bạn bị mất ý thức, động kinh, rối loạn não, thậm chí có thể tử vong. 
  • Đối với phụ nữ mang thai không nên ăn lá sầu đâu vì có thể gặp nguy cơ sảy thai. Do đó, với những chị em phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ thì nên cân nhắc và tránh sử dụng loại thảo dược này. 
Một số tác dụng phụ cần lưu ý
Một số tác dụng phụ cần lưu ý (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý cần tham khảo trước khi sử dụng

Để an toàn khi sử dụng, bạn cần phải tìm hiểu rõ loại sầu đâu đó là gì, cũng như biết được tình hình sức khỏe của bản thân như thế nào. Hoặc để an toàn hơn, bạn nên tham khảo tư vấn từ các chuyên gia sức khỏe nếu: 

  • Bạn đang trong thai kỳ hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, kháng sinh… hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Cơ thể dễ Dị ứng hoặc đang bị dị ứng với các hoạt chất có trong cây sầu đâu hoặc với các loại thảo dược tự nhiên khác
  • Đang và có tiền sử bệnh về rối loạn hoặc các bệnh lý khác. 

Mặc dù biết sầu đâu là vị thuốc tự nhiên, có nhiều lợi ích, nhưng bạn cần phải cân nhắc trước khi sử dụng, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. 

Tóm lại, cây sầu đâu có rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống của chúng ta. Nhưng khi ứng dụng sầu sầu đâu vào cuộc sống, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể thông tin hữu ích. Để có thể cập nhật thêm kiến thức về sức khỏe thường xuyên, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ qua HOTLINE để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập TẠI ĐÂY để đặt lịch hẹn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc. 

Câu hỏi liên quan

Cây sầu đâu có phải là cây xoan?

Cây sầu đâu còn có một tên gọi khác cây xoan. Tuy nhiên, cây xoan này sẽ khác với cây xoan ở miền Bắc nước ta. Cây xoan ở miền Bắc thường có hoa tím, lá xanh và rất độc không ăn được. 

Lá sầu đâu trị ngứa được không?

Lá sầu đâu có thể dùng để trị ngứa, viêm loét và các bệnh ngoài da. Đây là loại thảo dược tự nhiên được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các bệnh về da liễu cực kỳ hiệu quả. 

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.