Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Sơ cấp cứu người bệnh ngưng tuần hoàn

02/07/2024

Ngừng tuần hoàn là những trường hợp tim đột nhiên ngừng đập, hoặc tim đập nhưng không có hiệu quả bơm máu đi nuôi cơ thể. Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra ở nhiều hoàn cảnh tai nạn, bệnh tật khác nhau.

Cách nhận biết người bệnh ngưng tuần hoàn

  • Mất ý thức đột ngột lay gọi, kích thích đau không tỉnh.
  • Ngừng thở hoặc thở không bình thường.
  • Không có mạch cảnh/và hoặc mạch bẹn.
  • Da nhợt nhạt nếu mất máu cấp.
  • Da tím ngắt nếu có suy hô hấp cấp, ngạt thở.

Lưu ý: Kiểm tra nhanh không quá 15 giây.

Cách sơ cấp cứu nguời bệnh ngưng tuần hoàn

Cấp cứu ngừng tuần hoàn (CPR): là kỹ thuật được sử dụng để cấp cứu những trường hợp bị ngừng tuần hoàn, với mục đích hỗ trợ cung cấp oxy cho não và các cơ quan quan trọng của nạn nhân trước khi nhận được các can thiệp cấp cứu y tế chuyên sâu.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn bao gồm 3 kỹ thuật quan trọng. Ép tim – Khai thông đường thở – Thổi ngạt.

Ép tim ngoài lồng ngực:

  • Cánh cẳng tay thẳng và vuông góc với lồng ngực.
  • Dồn lực thân người ấn xuống.
  • Ép tần số 100-120 lần/ phút.
  • Biên độ từ 5-6 cm.
  • Để ngực bung lên hoàn toàn giữa 2 lần ấn.
  • Đổi người nhấn mỗi 2 phút.
  • Hạn chế tối đa việc gián đoạn nhấn ngực mỗi lần gián đoạn nhấn ngực không quá 10s.

Khai thông đường thở:

  • Ngửa miệng kiểm tra lấy dị vật (nếu có).
  • Ngửa cổ, nâng cằm.
    • Lưu ý: Đặt bệnh nhân trên nền cứng, phẳng, nằm ngửa, cổ ưỡn (trừ chấn thương cổ do tai nạn), nhanh chóng móc sạch đàm dãi.
  • Thổi ngạt: Tần số 10-12 lần/ phút. Thổi vừa phải để lồng ngực nhô lên thấy được. Phối hợp ép tim và thổi ngạt chú ý tần số như sau:
    • Người lớn: 1 đến 2 người cứu hộ 30 lần ép tim 2 lần thổi ngạt.
    • Trẻ em:
      • Nếu 1 người cứu hộ 30 lần ép tim sau đó 2 lần thổi ngạt.
      • Nếu 2 người cứu hộ 15 lần ép tim sau đó 2 lần thổi ngạt.

Kiểm tra mạch cổ hoặc mạch bẹn của người bệnh sau mỗi 1 đến 2 phút hồi sức.

Một số lưu ý khi cấp cứu người bệnh ngưng tuần hoàn

  • Đưa bệnh ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc phải loại bỏ những vật gây nguy hiểm cho người bệnh trước khi tiếp hành sơ cấp cứu.
  • Gọi ngay cấp cứu khi tiến hành sơ cấp cứu. Nhanh chóng đưa bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu bệnh nhân có nôn ói phải nghiêng mặt sang 1 bên để tránh nguy cơ hít sặc.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long:

🏥 Địa chỉ: Lô 20 Võ Nguyên Giáp, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.

☎️ Biệt đội Cấp cứu 916 (24/24): 02923 916 916

☎️ Tổng đài Chăm sóc khách hàng: 02923 917 901

🌐 Website: https://hoanmy.com/cuulong/

👉 Fanpage: https://www.facebook.com/BenhvienHoanMyCuuLong

👉 Youtube: https://www.youtube.com/@bvhoanmycuulong