Đông máu là quá trình hình thành cục máu đông. Khi lớp nội mạc mạch máu hoặc buồng tim bị tổn thương, đông máu sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Người bệnh rối loạn đông máu cần lưu ý gì?
Rối loạn đông máu là khi cơ thể gặp vấn đề về kiểm soát quá trình đông máu, máu chảy mà không đông lại như bình thường. Đây là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều những dấu hiệu lâm sàng nhận biết khác nhau.
Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu
- Yếu tố di truyền: Hội chứng rối loạn đông máu có thể truyền từ bố mẹ sang con và bé trai có nguy cơ di truyền cao hơn bé gái.
- Thiếu hụt các yếu tố đông máu.
- Thiếu vitamin K.
- Tiểu cầu bị tổn thương về hình thái và chức năng.
- Lưu lượng máu chảy quá nhanh.
- Thành mạch bị tổn thương bởi mắc các bệnh lý nhiễm trùng, dị ứng, bệnh tự miễn,…
- Dùng một số loại thuốc chống đông máu, kháng sinh,….
- Gan là cơ quan hình thành các yếu tố ức chế đông máu nên khi gan bị rối loạn cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đông máu.
Dấu hiệu lâm sàng khi bị rối loạn đông máu
Những người bị rối loạn đông máu sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Chảy máu cam thường xuyên và kéo dài.
- Máu có trong phân hoặc nước tiểu.
- Thường chảy máu răng lợi.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường mà không rõ lí do.
- Sau khi nhổ răng hay sau chấn thương, phẫu thuật bị chảy máu quá nhiều, khó cầm.
- Xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân.
- Sưng đau các khớp.
- Người bệnh thấy mệt mỏi, khó thở.
- Xuất hiện tình trạng nôn mửa kèm theo máu.
- Ở phụ nữ, lượng máu trong thời kỳ kinh nguyệt tăng, có thể có những cục máu lớn.
Các chỉ định cận lâm sàng chẩn đoán rối loạn đông máu
Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng, để chẩn đoán xác định rối loạn đông máu, người bệnh thường được chỉ định thực hiện các cận lâm sàng sau:
- Xét nghiệm công thức máu để xác định lượng tiểu cầu trong máu.
- Xét nghiệm đông máu thông thường nhằm kiểm tra hoạt động của các yếu tố đông máu.
- Xét nghiệm thời gian chảy máu, đo thời gian máu ngừng chảy.
- Xét nghiệm các yếu tố đông máu và ức chế đông máu cụ thể.
- Xét nghiệm theo dõi sử dụng thuốc chống đông.
- Xét nghiệm đánh giá khả năng ngưng kết tiểu cầu.
Rối loạn đông máu là hội chứng nguy hiểm và có thể gây nhiễm trùng nặng, tổn thương các khớp, chảy máu sâu bên trong,… Bởi vậy mà mỗi người cần chú ý đến những thay đổi bất thường về sức khỏe để kịp thời thăm khám khi có dấu hiệu bệnh lý. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà Bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.