Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh

Tuần lễ nhận thức về kháng thuốc thế giới 2023: “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc”

20/11/2023
Được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 11 hằng năm, Tuần lễ Nhận thức về Kháng thuốc Thế Giới – WAAW (trước đây được gọi là Tuần lễ nhận thức kháng sinh thế giới), là một chiến dịch hành động toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc, đồng thời thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt nhất nhằm góp phần hạn chế sự xuất hiện và lây lan của các tác nhân gây kháng thuốc.

Chủ đề WAAW năm 2023 là: “Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc“.

Kháng thuốc (Antimicrobial Resistance – AMR) xảy ra khi vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng không còn đáp ứng với thuốc điều trị. Do tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ biến, dẫn đến kháng sinh và các thuốc kháng virus, kháng nấm và ký sinh trùng khác ngày càng trở nên ít hiệu quả, các bệnh lý nhiễm trùng trở nên khó điều trị hơn hoặc không thể điều trị, làm tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Các vi sinh vật kháng thuốc có thể lây lan giữa người, động vật và thực vật. Ngoài ra, chúng có thể lan chuyển qua môi trường, điều này đặt ra một thách thức lớn.

Để ngăn chặn và giảm thiểu AMR một cách hiệu quả, cần thiết phải có sự hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực theo cách tiếp cận “Một sức khỏe” nhằm quản lý, sử dụng kháng sinh một cách thận trọng và hợp lý. Cuộc chiến chống AMR là nỗ lực toàn cầu và đòi hỏi sự hợp tác từ tất cả thành phần trong xã hội, do đó, WAAW năm 2023 với chủ đề:Cùng nhau ngăn chặn tình trạng kháng thuốc” tiếp tục kêu gọi sự chung tay giữa các ban ngành, các lĩnh vực để cùng nhau hành động trong cuộc chiến phòng chống kháng thuốc.

Tổ chức Y tế thế giới – WHO khuyến cáo 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh. Đây cũng là nguyên nhân gia tăng kháng thuốc:

– Sử dụng kháng sinh quá nhiều, không hợp lý.

– Người bệnh không dùng hết liều thuốc.

– Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

– Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và phòng khám chưa tốt.

– Thiếu vệ sinh và hệ thống vệ sinh yếu kém.

Những hành động sau đây có thể góp phần làm làm giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và giảm thiểu sự xuất hiện của AMR:

  • Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng tại các cơ sở Y tế, trang trại chăn nuôi và cơ sở công nghiệp thực phẩm.
  • Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh và vắc xin.
  • Giảm thiểu ô nhiễm và đảm bảo quản lý chất thải và vệ sinh phù hợp.
  • Quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đảm bảo chất lượng cho tất cả mọi người.
  • Tiếp cận lời khuyên từ các chuyên gia trong quá trình sản xuất thực phẩm và nông nghiệp.

Một số nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý dành cho cộng đồng:

  1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật cần thiết

Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không có hiệu quả đối với các bệnh lý do virus gây ra như cảm, cúm. Sử dụng kháng sinh không cần thiết không giúp người bệnh hồi phục mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, gây lãng phí thuốc, cũng như gia tăng sự tiếp xúc của vi khuẩn với kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có hướng dẫn kê đơn của bác sĩ.

  • Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình. Không chia sẻ kháng sinh cho người khác.

Không dùng chung kháng sinh với người khác. Các bệnh lý khác nhau có thể cần sử dụng các kháng sinh khác nhau, phù hợp với từng căn nguyên gây bệnh. Việc tùy tiện dùng chung kháng sinh cho nhiều bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.

  • Không dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau

Không nên sử dụng kháng sinh còn sót lại cho những lần sử dụng sau, vì kháng sinh đó có thể không phù hợp với bệnh lý hiện tại hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng, hoặc số lượng không còn đủ dùng cho một liệu trình điều trị đầy đủ.

  • Tuân thủ hướng dẫn về sử dụng kháng sinh

Nếu được kê đơn sử dụng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bác sĩ. Dùng kháng sinh đúng cách, đúng liều, đúng thời gian, không bỏ dở liệu trình điều trị để đảm bảo kháng sinh đạt tác dụng tốt nhất. Việc không tuân thủ điều trị, hoặc ngừng kháng sinh sớm hoặc dùng kháng sinh không đủ liều có thể gây kháng thuốc và làm bệnh dễ tái phát.

  • Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật sự cần thiết

Đối với các loại nhiễm khuẩn thông thường, nên hạn chế phối hợp kháng sinh vì hiện nay đã có nhiều loại kháng sinh phổ rộng. Việc tùy tiền phối hợp kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả và tăng nguy cơ không mong muốn.

(Bệnh viện mình có hoạt động nào hưởng ứng tuần lễ này không? Nếu có, vui lòng bổ sung để bài viết được đầy đủ hơn.)