Biến chứng thần kinh từ việc chậm trễ điều trị đau cổ vai gáy
25/06/2025Đau cổ vai gáy là tình trạng đau mỏi vùng sau gáy lan ra vai, cánh tay, thường xuất hiện sau khi ngủ dậy, ngồi lâu hoặc mang vác nặng. Đây là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn tác động đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.

Những ai dễ mắc đau cổ vai gáy?
- Nhân viên văn phòng, tài xế, người lái xe ngồi lâu, ít vận động.
- Người ngủ sai tư thế, dùng gối quá cao hoặc quá thấp.
- Người lao động nặng, thường xuyên mang vác vật nặng sai tư thế, gây tổn thương cơ và cột sống.
- Người lớn tuổi: Do thoái hóa đốt sống cổ.
- Người thường xuyên căng thẳng, stress, dễ làm tăng co cứng cơ, gây đau nhức.

Người cao tuổi: Đau cổ vai gáy thường do thoái hóa đốt sống cổ
Những triệu chứng không thể bỏ qua
- Đau mỏi vùng cổ gáy, đau lan ra vai hoặc cánh tay.
- Cứng cổ, khó quay đầu sang hai bên.
- Đau tăng khi vận động, thay đổi tư thế đột ngột, ho hoặc hắt hơi
- Tê bì cánh tay, ngón tay (nếu liên quan rễ thần kinh)
- Một số trường hợp có thể choáng váng, nhức đầu, mất ngủ do đau nhức. Triệu chứng thường khởi phát nhẹ rồi tăng dần nếu không điều trị sớm.
Nguyên nhân gây bệnh
- Đau cổ vai gáy có nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân cơ học chiếm phần lớn:
- Ngồi lâu sai tư thế.
- Mang vác nặng, gối đầu không phù hợp khi ngủ.
- Căng cơ do lạnh, làm việc quá sức.
- Thoái hóa cột sống cổ: Hay gặp ở người lớn tuổi, làm việc nặng lâu năm.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Chèn ép rễ thần kinh gây đau, tê tay.
- Stress kéo dài: Làm tăng co cứng cơ vùng cổ – vai – gáy.
Chẩn đoán như thế nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ thường chỉ định:
- Khám lâm sàng: Kiểm tra vận động cổ, điểm đau, phản xạ thần kinh.
- Chụp X-quang cột sống cổ.
- Trong một số trường hợp cần: MRI cột sống cổ, đo điện cơ để loại trừ chèn ép thần kinh.
Điều trị và chăm sóc hiệu quả
Việc điều trị và chăm sóc đau cổ vai gáy thường kết hợp nhiều phương pháp:
Không dùng thuốc
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác nặng.
- Vật lý trị liệu: chườm nóng/lạnh, xoa bóp, kéo giãn cột sống cổ.
- Tập luyện nhẹ nhàng (xoay cổ, bài tập cơ cổ, yoga…).
- Điều chỉnh tư thế làm việc, sử dụng ghế và bàn phù hợp.
Dùng thuốc (khi cần)
- Thuốc giãn cơ, giảm đau, kháng viêm.
- Vitamin nhóm B nếu có tê bì thần kinh.
- Tiêm tại chỗ nếu đau nặng, theo chỉ định bác sĩ.

Vật lý trị liệu và kết hợp các kỹ thuật, hiệu quả toàn diện trong điều trị đau cổ vai gáy
Các phương pháp khác
- Châm cứu, bấm huyệt (nếu có chuyên môn uy tín).
- Phẫu thuật (rất hiếm, chỉ khi có chèn ép nặng không đáp ứng điều trị bảo tồn).
- Tránh ngồi lâu – nên đứng dậy vận động sau mỗi 30–60 phút.
- Tập luyện đều đặn: xoay cổ, duỗi vai, yoga.
- Gối ngủ không quá cao hay quá cứng.
- Ghế ngồi làm việc nên có tựa đầu, tư thế thẳng.
- Tránh để cổ – vai – gáy nhiễm lạnh (quạt, máy lạnh).
- Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKII. Đinh Thị Xuân Mai, Bác sĩ Nội tổng quát – Nội tiết tại Trung tâm y khoa Hoàn Mỹ Gold PXL. Để đặt lịch khám hoặc hỗ trợ tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 0901 840 678 hoặc đăng ký tại link.