Rung nhĩ

Rung nhĩ xuất hiện do sự rối loạn hình thành các xung động điện học của tim. Khi xuất hiện rung nhĩ: tâm nhĩ rung lên với tần số trên 350 chu kì/phút. Điều này làm hạn chế lưu chuyển của dòng máu và khiến cho máu bị ứ lại trong nhĩ từ đó hình thành các cục máu đông . Và nếu cục máu đông rời khỏi nhĩ trái gây tắc mạch não có thể gây ra đột quỵ, tắc mạch cũng có thể ở những nơi khác : động mạch chi, động mạch thận, động mạch ruột.

_x000D_
_x000D_

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, tại Mỹ theo thống kê có hơn 3 triệu người mắc rung nhĩ. Chiếm khoảng 0.4% dân số. Người < 60 tuổi chiếm < 1%, người >80 tuổi chiếm 6%. Hậu quả nặng nề. Điều trị còn nhiều khó khăn.

_x000D_
_x000D_

Bệnh nhân mắc rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường. Khuyến cáo tầm soát rung nhĩ trên bệnh nhân 65 tuổi, tăng huyết áp, hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tất cả bệnh nhân 75 tuổi, nên được đo ECG thường qui tầm soát rung nhĩ.

_x000D_
_x000D_

Triệu chứng nghi ngờ:

_x000D_
_x000D_

Rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ nhưng hoàn toàn không có triệu chứng

_x000D_
_x000D_

Các triệu chứng bao gồm:

_x000D_
_x000D_

    _x000D_

  • Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất)
  • _x000D_

  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm)
  • _x000D_

  • Hồi hộp trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng)
  • _x000D_

  • Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực
  • _x000D_

_x000D_
_x000D_

_x000D_

_x000D_
Bs. Lê Hà Trung, khoa Tim Mạch khám cho người bệnh
_x000D_

_x000D_

_x000D_
_x000D_

Điều trị:

_x000D_
_x000D_

Kiểm soát tần số thất – lúc nghỉ <110 l/p

_x000D_
_x000D_

Chuyển rung nhĩ về nhịp xoang

_x000D_
_x000D_

Dùng thuốc chống đông phòng ngừa huyết khối.

_x000D_
_x000D_

Quy trình khám phát hiện và tư vấn điều trị rung nhĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

_x000D_
_x000D_

Khám tim mạch hoặc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện rung nhĩ hoặc đã biết rung nhĩ nhưng chưa điều trị.

_x000D_
_x000D_

Xác định có rung nhĩ: tư vấn dạng rung nhĩ: cơn, dai dẳng hay dai dẳng kéo dài, vĩnh viễn, tầm soát các nguyên nhân gây rung nhĩ để giải quyết ( bệnh van tim, bệnh phổi, cường giáp…)

_x000D_
_x000D_

1. Từ đó lựa chọn thuốc giúp phục hồi nhịp xoang hay chỉ kiểm soát nhịp tim. Hay can thiệp triệt phá ổ loạn nhịp từ 4 tĩnh mạch phổi hoặc các vi trí khác trong tim bằng ống thông.

_x000D_
_x000D_

2. Tư vấn thay đổi lối sống: ăn kiêng, giảm cân, vận động thể lực…, tự theo dõi tình trạng rung nhĩ: khả năng gắng sức, bệnh lý tim mac đi kèm: hở van 2 lá, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, suy tim.

_x000D_
_x000D_

3. Tư vấn đánh giá khả năng đông máu thành lập huyết khối:

_x000D_
_x000D_

– Dùng thang điểm CHAD VACs tính điểm : nam ≥ 1, nữ ≥ 2  cân nhắc dùng thuốc kháng đông. Đồng thới dùng thang điểm HASBLED dự liệu nguy cơ xuất huyết khi dùng kháng đông.

_x000D_
_x000D_

– Bệnh nhân có chỉ định dùng kháng đông sẽ được tư vấn dùng thuốc kháng đông nào phù hợp tình trạng của mình: thế hệ cũ- kháng vitamin K hay thế hệ mới.

_x000D_
_x000D_

– Tùy tình trạng bệnh nhân như thế nào phù hợp theo dõi sau khi dùng thuốc sẽ lựa chọn thuốc kháng đông thích hợp.

_x000D_
_x000D_

BS.CK1 Lê Hà Trung, khoa Tim Mạch