Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức

Sỏi thận: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

31/05/2023

1. Bệnh sỏi thận

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản,… thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Minh hoạ bệnh sỏi thận

Đối với sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được tống ra ngoài khi đi tiểu bình thường. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang,… gây cọ xát dẫn tới tổn thương đường tiết niệu và thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả rất khó lường.

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sử dụng thuốc tùy tiện

Việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại nước Anh cho thấy, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh được nhắc tới như: Cephalosporin, Penicillin,…

Chế độ ăn uống không hợp lý

Thói quen ăn mặn, nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn, điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Thói quen uống ít nước

Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài, điều này làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây bệnh sỏi thận.

Nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

3. Triệu chứng bệnh sỏi thận

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc bế tắc nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau lưng là triu chng ph biến nhng người b si thn

Đau khi đi tiểu

Sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo (đoạn cuối cùng trước khi tống nước tiểu ra ngoài) sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu

Sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận. Tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu són

Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu, tuy nhiên, lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận.

Cảm giác buồn nôn và nôn

Thận và ruột có liên quan với nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn.

Hay Sốt và cảm giác ớn lạnh

Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược dòng.

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, khi có những triệu chứng kể trên hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định bệnh chính xác nhất.

4. Điều trị bệnh sỏi thận

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp tán si ngoài cơ th (ESWL) được nhiu người bnh la chn trong điu tr si thn ti Bnh vin đa khoa Quc Tế Hoàn M Th Đức

Các bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài, khi kích thước sỏi quá lớn gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng, cần được xử trí cấp cứu tức thời.

Người bnh điu tr si thn bng phương pháp ESWL không cn nm vin kéo dài, điu tr ít đau, có th nhanh chóng sinh hot bình thương ngày khi quá trình điu tr kết thúc

Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng, ưu tiên là các phẫu thuật ít xâm lấn như:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể
  • Nội soi tán sỏi qua da
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống soi cứng và mềm
  • Phẫu thuật nội soi lấy sỏi

Điu tr si thn bng phương pháp Mini – PCNL ti Bnh vin đa khoa Quc Tế Hoàn M Th Đức

Điều trị nội khoa

Đối với kích thước viên sỏi nhỏ hoặc giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để người bệnh tiểu ra sỏi. Đây được xem như là phương pháp khá an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh và còn đem lại sự hiệu quả trong điều trị. Để đạt được điều đó cần phải có sự kết hợp sử dụng thuốc như: Tăng khả năng bào mòn sỏi, rút ngắn thời gian điều trị; tăng lượng nước tiểu qua thận để giúp đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn; chống viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến chứng.

5. Phòng ngừa bệnh sỏi thận

  • Nên uống đủ nước (2 – 3 lít nước/ngày)
  • Nước chanh là một sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi
  • Sử dụng caffeine một cách hợp lý
  • Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt,…
  • Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol
  • Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận.

Để đặt lịch khám bệnh và tư vấn miễn phí, hãy liên hệ Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức (Địa chỉ: 241 Quốc Lộ 1K, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) qua hotline 19000119.