Tin tức y tế

Xuất hiện nguy cơ bệnh nhân cúm A/H1N1 kháng thuốc Tamiflu

10/07/2009

Ông Kính cho biết thêm, trong thực tế điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 tại Viện, các ca bệnh đều rất nhẹ, như cúm thường. Đa phần bệnh nhân chỉ sau 2 ngày điều trị đã hết sốt. Đến ngày thứ 3, khi tiến hành xét nghiệm lại thì tới 90% bệnh nhân đã âm tính với cúm A/H1N1. Và thường sau 5 ngày hết sốt, xét nghiệm âm tính bệnh nhân đều được xuất viện. “Tuy nhiên với hai trường hợp này, sau khi điều trị ổn định, đã hết Sốt nhưng đến ngày thứ 7, khi làm xét nghiệm kiểm tra lại thì vẫn cho kết quả dương tính cúm A/H1N1. Bệnh viện đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện vệ sinh dịch tễ TƯ để làm thêm xét nghiệm giải phẫu gen, xem có khả năng xuất hiện gen kháng thuốc trên hai bệnh nhân này không”, ông Kính nói.

Tại buổi họp phòng chống dịch cúm trên người, ông Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TƯ cho rằng, rất cần lưu ý 2 trường hợp này, vì bình thường, các ca bệnh đều âm tính sau ngày thứ 3. Hơn nữa, ở một số nước đã đã xuất hiện kháng thuốc Tamiflu. “Trước 2 trường hợp này, chúng ta phải tìm hiểu xem vì sao sau 7 ngày điều trị vẫn dương tính? Liệu có phải kháng thuốc không? Nếu kháng thì ở mức độ nào? Chúng ta cũng cần lưu ý, trong thời gian tới phải tăng cường giám sát các vụ dịch, các chùm ca nhiễm bệnh trong cộng đồng, nếu có triệu chứng cúm phải lấy mẫu xét nghiệm”, ông Dương nói. Trước sự việc này, ông Kính tiếp tục đưa ra lời cảnh báo, người dân không nên tùy tiện dùng loại thuốc kháng vi rút khi có dấu hiệu cúm để tránh tình trạng kháng thuốc, khi đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn.

Theo Dân trí

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.